Cắt bỏ nội mạc tử cung: Những điều cần biết


Cắt bỏ nội mạc tử cung là một kĩ thuật phụ khoa được áp dụng trong một số trường hợp chỉ định nhất định, và cũng như nhiều kĩ thuật can thiệp khác, cắt bỏ nội mạc tử cung có những lưu ý cần nắm rõ trước khi thực hiện.

1. Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì?

Cắt bỏ nội mạc tử cung là một kĩ thuật sử dụng các phương pháp vật lý để loại bỏ phần nội mạc tử cung, nhằm mục đích giảm số lượng máu kinh của chu kỳ kinh nguyệt (ở một số phụ nữ có thể hoàn toàn không còn ra huyết). Tuy mang tên cắt bỏ nội mạc tử cung nhưng toàn bộ quá trình thực hiện kỹ thuật không cần rạch da, bởi các dụng cụ sẽ được bác sĩ đưa vào trong tử cung qua đường âm đạo.

Các thiết bị và dụng cụ cần thiết để thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp mà bác sĩ sử dụng, chúng có thể bao gồm nguồn cực lạnh, dung dịch nhiệt, nguồn vi sóng hoặc sóng cao tần. Việc lựa chọn phương pháp nào phải dựa trên hiện trạng bệnh nhân cụ thể, chẳng hạn như kích thước hay tình trạng tử cung của bệnh nhân.

2. Tại sao lại cần thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung?

Cắt bỏ nội mạc tử cung là một trong những phương pháp sử dụng để điều trị vấn đề mất quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, và nó có thể được cân nhắc khi:

  • Ra huyết trong chu kỳ kinh nguyệt quá nhiều một cách bất thường, đôi khi được định nghĩa bằng khoảng thời gian bệnh nhân phải thay miếng vệ sinh hoặc tampon là từ 2 giờ trở xuống.
  • Ra huyết kéo dài trên 8 ngày.
  • Xuất hiện tình trạng thiếu máu bắt nguồn từ việc mất máu quá nhiều.

Để giảm lượng máu kinh, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc điều trị nội khoa hoặc sử dụng dụng cụ tử cung (intrauterine device - IUD). Cắt bỏ nội mạc tử cung là một phương pháp thay thế nếu các phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả, hoặc vì một lý do nào đó không thể thực hiện được.

Cắt bỏ nội mạc tử cung thường không được chỉ định cho những phụ nữ mãn kinh hoặc những phụ nữ:

  • Có những bất thường nhất định về tử cung.
  • Ung thư tử cung, hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ ung thư tử cung.
  • Đang có nhiễm khuẩn vùng chậu.
HPV và ung thư cổ tử cung
Ung thư tử cung không được chỉ định cắt bỏ nội mạc tử cung

3. Các rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung

Các biến chứng của cắt bỏ nội mạc tử cung là hiếm gặp, chúng thường là:

  • Đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Tổn thương nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh ở các cơ quan lân cận.
  • Thủng tử cung (do các dụng cụ gây ra trong khi thực hiện kĩ thuật).

4. Cắt bỏ nội mạc tử cung và khả năng mang thai trong tương lai

Sau khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung, người phụ nữ vẫn có thể mang thai trong tương lai, tuy nhiên thai kỳ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn cho cả thai phụ và thai nhi, và kết quả cuối cùng của thai kỳ có thể sẽ là sảy thai (bởi vì nội mạc của tử cung đã bị tổn thương), hoặc xảy ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung (thai phát triển ở ống fallope hoặc cổ tử cung, chứ không phải trong lòng tử cung).

Một số phương pháp tiệt trùng có thể được áp dụng trong khi thực hiện quá trình cắt bỏ nội mạc tử cung. Đối với các bệnh nhân dự định thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung, các biện pháp tránh thai kéo dài hoặc tiệt trùng được khuyến cáo áp dụng để tránh mang thai.

5. Trước khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?

Trước khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân:

  • Kiểm tra tình trạng mang thai: Kỹ thuật cắt bỏ nội mạc tử cung không thể được thực hiện khi bệnh nhân đang mang thai.
  • Kiểm tra ung thư: Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu mô nội mạc tử cung để kiểm tra ung thư.
  • Tháo bỏ dụng cụ tử cung: Nếu bệnh nhân có dụng cụ tử cung, nó sẽ cần phải tháo bỏ trước khi quá trình cắt bỏ nội mạc tử cung được thực hiện.
  • Làm mỏng bớt lớp nội mạc tử cung: Một số phương pháp cắt bỏ nội mạc tử cung sẽ dễ thành công hơn nếu lớp nội mạc tử cung mỏng, do đó trước khi cắt bỏ nội mạc tử cung, bác sĩ có thể làm mỏng bớt lớp nội mạc bằng thuốc hoặc thủ thuật.
  • Thảo luận về phương pháp vô cảm được áp dụng trước khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung.
Khám phụ khoa
Bệnh nhân cafand dược khám lâm sàng trước khi cắt bỏ nội mạc tử cung.

6. Các phương pháp cắt bỏ nội mạc tử cung thường sử dụng

Cắt bỏ nội mạc tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp hay sử dụng bao gồm:

  • Đốt điện: Phương pháp này sẽ sử dụng một vòng điện đưa qua ống nội soi vào buồng tử cung qua đường âm đạo, và bệnh nhân cần được vô cảm bằng gây mê toàn thân trước khi thực hiện.
  • Áp đông: Nhiệt cực lạnh sẽ được sử dụng để tạo ra 2 hoặc 3 quả cầu băng nhằm làm đông băng và phá hủy nội mạc tử cung, dưới sự hỗ trợ theo dõi của siêu âm theo thời gian thực. Thời gian thực hiện kĩ thuật phụ thuộc vào kích thước và hình dạng tử cung của bệnh nhân.
  • Dung dịch nhiệt: Dung dịch đẳng trương được gia nhiệt và chảy vào trong buồng tử cung trong khoảng thời gian 10 phút. Ưu điểm của phương pháp này là nó có thể thực hiện được ở những phụ nữ có hình dạng tử cung không bình thường do sự phát triển của các khối mô bất thường - chẳng hạn như u xơ tử cung.
  • Bóng nhiệt: Một quả bóng sẽ được đưa vào trong tử cung qua cổ tử cung, sau đó được làm căng bằng dung dịch nhiệt, và tùy thuộc loại bóng mà phương pháp này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2 tới 10 phút.
  • Vi sóng: Một thiết bị tạo ra vi sóng được đưa vào tử cung, vi sóng tạo ra sẽ sinh nhiệt phá hủy nội mạc tử cung. Thực hiện phương pháp này thường chỉ cần 3 tới 5 phút.
  • Sóng cao tần: Một thiết bị đặc biệt đưa vào trong tử cung sẽ truyền sóng cao tần trong khoảng thời gian 1 tới 2 phút để hoàn thành kĩ thuật.

7. Những vấn đề thường gặp sau khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung

Sau khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung, bệnh nhân thường gặp những vấn đề sau:

  • Đau quặn: Bệnh nhân thường gặp những cơn đau quặn trong vài ngày, và có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường để làm dịu cơn đau.
  • Dịch tiết âm đạo thay đổi: Trong vài tuần dịch tiết âm đạo sẽ thay đổi (dịch tiết loãng lẫn máu). Dịch sẽ tiết ra nhiều nhất vào những ngày đầu sau khi thực hiện kĩ thuật.
  • Tăng số lần đi tiểu: Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều lần trong 24 giờ đầu tiên sau khi thực hiện cắt bỏ nội mạc tử cung.

Cắt bỏ nội mạc tử cung là một trong những phương pháp sử dụng để điều trị vấn đề mất quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc do một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên sau khi thực hiện thủ thuật này người bệnh có thể gặp một vài biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe. Do đó, phương pháp phòng ngừa, nhận biết sớm các bệnh lý phụ khoa sẽ bảo đảm sức khỏe của chị em phụ nữ cũng như chức năng sinh sản sau này.

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
  • Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)
  • Đau, ngứa vùng kín
  • Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
  • Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan