Cách phòng tránh dị tật thai nhi trước và trong thai kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ngày nay, dị tật thai nhi ngày càng có xu hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, những kiễn thức trong quá trình mang thai cũng như cách phòng chống dị tật thai nhi trong thai kỳ không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình nói chung và của toàn xã hội nói riêng.

1. Dị tật thai nhi là gì?

Những bất thường của em bé trong giai đoạn bào thai được gọi là dị tật thai nhi. Bao gồm các dị tật về hệ thần kinh, đầu, mặt, vùng bụng và hệ xương, chi. Một số dị tật thai nhi bao gồm:

Hở hàm ếch
Dị tật hở hàm ếch hình thành khi em bé còn trong giai đoạn bào thai

Video đề xuất:

Các dị tật thai nhi thường gặp

2. Cách phòng tránh dị tật thai nhi trước thai kỳ

2.1 Giám định di truyền

Nếu gia đình vợ hoặc chồng bạn có lịch sử bị dị tật di truyền thì xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước sinh sẽ phần nào xác định được nguy cơ dị tật, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật để đưa ra các giải pháp cho việc mang thai và sinh con.

Có hai cách giám định di truyền là xét nghiệm sàng lọc trước sinhxét nghiệm chẩn đoán trước sinh. Trong đó, kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT được coi là “chìa khóa” để giải mã dị tật thai nhi, mang lại cải thiện vượt trội về kết quả sàng lọc trước sinh.

2.2 Khám bệnh trước khi thụ thai

Người mẹ trong thời gian mang thai nếu bị mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm thận, các bệnh do nhiễm khuẩn, béo phì hoặc có vấn đề về thần kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Phụ nữ trước khi mang thai nên đi khám bệnh tổng quát, nếu có mắc bệnh ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể chữa trị trước khi mang bầu hoặc báo với bác sĩ để theo dõi trong quá trình mang thai .

2.3 Uống bổ sung acid folic sớm

Acid folic có thể làm giảm tỉ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Vì vậy phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung acid folic trước ba tháng.

Những dị tật do đột biến gen thường xảy ra từ rất sớm trong thai kỳ, nhiều khi từ trước khi thai phụ nhận biết được mình đã mang thai. Acid folic có thể bổ sung qua đường uống thuốc hoặc từ các thực phẩm tự nhiên như súp lơ, hạt hướng dương, đậu cô ve, quả bơ, trứng, măng tây...

Thực phẩm giàu Acid Folic
Bổ sung acid folic trong thực đơn giúp giảm tỉ lệ đột biến gen trong thai kỳ

2.4 Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai hiện nay đang dần là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn. Tiêm phòng giúp thai phụ tránh được những bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các loại vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm: vắc xin cúm; viêm gan B, Thủy đậuSởi – Quai bị – Rubella... Nên tiêm vắc xin trước khi mang thai từ 3-6 tháng.

3. Cách phòng tránh dị tật thai nhi trong thai kỳ

3.1 Tránh xa các chất kích thích

Rượu là chất kích thích gây nghiện và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Thai phụ trong quá trình mang thai tuyệt đối không nên uống rượu vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.

Uống rượu sẽ làm giảm sự lưu thông trong máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng cũng như dưỡng khí qua thai nhi sẽ bị suy yếu, tăng khả năng gây dị tật thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên cách ly với thuốc lá ( chủ động và thụ động) vì thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phổi và não của thai nhi

3.2 Tránh tiếp xúc độc tố từ môi trường

Phụ nữ có thai nên tránh những khu vực có nhiều hóa chất độc hại, kể cả các hóa chất tẩy rửa dùng trong gia đình. Nếu thai phụ làm trong môi trường có nhiều chất độc hại thì nên sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mặt nạ phòng độc để bảo vệ bản thân.

Phụ nữ mang thai nên tránh xa chó mèo và các loại vật nuôi khác vì trên cơ thể chúng thường có các vi khuẩn gây bệnh.

Hóa chất
Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với các sản phẩm chứa hóa chất độc hại

3.3 Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh và hợp lý luôn là cách để có một thai kỳ khỏe mạnh. Thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi và nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.

Nên bổ sung các vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như B9, sắt, canxi, DHA qua nguồn thực phẩm. Thai phụ cũng nên duy trì cân nặng lý tưởng và lối sống lành mạnh

3.4 Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp thai phụ nắm bắt được tình hình của thai nhi cũng như sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các cách xử lý nếu phát hiện thai nhi bị dị tật. Hiện nay siêu âm thai cũng giúp phát hiện sớm các trường hợp dị dạng thai nhi.

Ngoài ra thai phụ cũng nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình mang thai, tránh uống thuốc bừa bãi gây hại cho thai nhi.

Để phòng tránh dị tật bẩm sinh trong thai kỳ, ngay từ trước khi mang thai và trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám và theo dõi thai kì mà bác sĩ đã đưa ra. Ngoài ra, cần thực hiện sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ngay từ trong giai đoạn bào thai. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong công tác can thiệp sớm trong bào thai hay điều trị sớm sau sinh, giúp trẻ phát triển bình thường.

Dị tật bẩm sinh là một trong các bệnh lý di truyền có thể sàng lọc sớm từ tuần thứ thứ 8 với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi.

Video đề xuất:

Những mốc siêu âm thai quan trọng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan