Buồn nôn nhưng không nôn được: Đặc điểm cơn ốm nghén khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là đặc điểm cơn ốm nghén của nhiều phụ nữ. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và khó kiểm soát, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như sức khỏe của sản phụ.

1. Cơn ốm nghén khi mang thai

Cơn ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, nhiều mức độ từ vừa đến nặng, và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cơn ốm nghén được chia làm 2 loại:

  • Ốm nghén thông thường: Xuất hiện ở khoảng 80% các bà bầu. Trong quá trình mang thai, thai phụ cảm thấy mệt mỏi do buồn nôn và chỉ xảy ra ở mức độ vừa phải vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày. Do đó, thai phụ không bị sụt cân và triệu chứng cũng giảm dần.
  • Ốm nghén nặng: Chiếm khoảng 1-1,5% các bà bầu. Trong quá trình mang thai các thai phụ thường xuyên xuất hiện tình trạng buồn nôn, xảy ra với mức độ trầm trọng, kèm với đó là chán ăn, mệt mỏi, không ăn được gì. Thai phụ sẽ bị giảm từ 2-10kg cân nặng, cơ thể dễ bị suy nhược. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với cả mẹ và con khi bạn gặp phải chứng ốm nghén nặng.
  • Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng của hormone hCG (hormone thai kỳ) là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và dẫn tới cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone progesterone còn làm chậm khả năng tiêu hóa gây ra triệu chứng khó tiêu. Sau khoảng 48-72 giờ đồng hồ, lượng hormone có thể tăng lên gấp đôi và tiếp tục tăng trong suốt thai kỳ.
Ốm nghén là nguyên nhân chủ yếu khiến thai phụ không tăng cân
Cơn ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

2. Đặc điểm cơn ốm nghén

Buồn nôn nhưng không nôn đượctriệu chứng ốm nghén điển hình khi mang thai. Xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi vị của các loại thực phẩm như thịt, cá,... Cơn buồn nôn kéo dài nhiều lần nhưng thường không gây nôn, dạ dày vẫn giữ lại được thức ăn và chất lỏng. Theo thống kê, trong giai đoạn mang thai có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Có khoảng 10% trong số này kéo dài triệu chứng đến tuần thứ 20 của thai kỳ, thậm chí là đến khi sinh. Cơn ốm nghén thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Bên cạnh đó, cơn ốm nghén trong thời gian thai kỳ còn xuất hiện những triệu chứng khác bao gồm:

  • Mệt mỏi: Việc buồn nôn, nôn nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, đời sống và sức khỏe của thai phụ;
  • Nhạy cảm với các loại mùi: Khi mang thai khứu giác và vị giác của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn, họ có thể dễ dàng nhận biết các chất độc hại xung quanh;
  • Thay đổi khẩu vị: Một số người có thể chán món ăn ưa thích và thèm những món ăn mà trước đây không thích. Tình trạng thiếu chất sẽ xảy ra nếu thai phụ chỉ ăn những món mình thèm, dẫn tới thai nhi kém phát triển.
  • Chán ăn: Cơn buồn nôn kéo dài là nguyên nhân dẫn tới chán ăn, giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Chứng chán ăn ở phụ nữ mang thai nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Ốm nghén là gì
Buồn nôn nhưng không nôn được là triệu chứng ốm nghén điển hình khi mang thai

3. Biện pháp phòng ngừa cơn ốm nghén

Cơn ốm nghén kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống của thai phụ. Buồn nôn trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn tới chán ăn, mệt mỏi và suy nhược cơ thể, dẫn tới thai nhi kém phát triển. Do đó, việc phòng ngừa cơn ốm nghén là việc làm quan trọng mà các thai phụ nên áp dụng như:

  • Tránh tiếp xúc với thực phẩm có mùi vị kích thích;
  • Uống nước đầy đủ tránh mất nước, nên uống từng ngụm và chia nhỏ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn;
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn nhằm tránh đầy bụng và dễ tiêu hóa;
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho thai phụ cảm thấy khỏe mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi;
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý: Giúp thai phụ bớt mệt mỏi, tránh căng thẳng lo âu.

Tóm lại, buồn nôn nhưng không nôn được là đặc điểm điển hình của cơn ốm nghén ở những phụ nữ mang thai. Triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của thai phụ. Đối với những trường hợp ốm nghén nặng có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển. Do đó, trong quá trình mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Khi thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Buồn nôn nhưng không nôn được ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ. Có khoảng 80% các bà bầu. Trong quá trình mang thai, cảm thấy mệt mỏi do buồn nôn nhưng không nôn chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và vừa, vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày. Do đó, thai phụ không bị sụt cân và triệu chứng cũng giảm dần, thường hết khi thai được 4 tháng,

Nghén nặng là một biến chứng của thai kỳ có triệu chứng: buồn nôn và nôn quá nhiều (hơn 3 lần một ngày) không ăn uống được dẫn đến sụt cân và mất nước

Khi thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có: Tình trạng ói mửa kéo dài suốt cả ngày và không thể ăn uống gì được. Nôn ra máu. Đau đầu, sút cân, chóng mặt và ít đi tiểu. Không thể chịu được những thứ có mùi. Tim đập nhanh, mệt mỏi và nhầm lẫn. Tiếp tục nôn trầm trọng ở tháng thứ 4. Sụt cân từ 2kg trở lên. Đau bụng, sốt,. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ đề nghị một số phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng nôn nghén của bạn.

Nôn ngén nặng thường dẫn đến mất nước, điện giải, suy nhược cơ thể, thai chậm tăng trưởng... do mẹ ăn uống kém, nôn nghén nhiều. Vì vậy, bạn sẽ được khám, xét nghiệm, siêu âm để có phương pháp điều trị kịp thời như truyền dịch, thuốc chống nôn, vitamin, hướng dẫn chế độ ăn, uống sinh hoạt hợp lý, để tránh biến chứng nặng cho mẹ, bé.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

198.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan