Biến chứng của thiếu ối – Cách chẩn đoán và xử trí

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nước ối thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Đây chính là môi trường dưỡng chất bảo vệ thai nhi, nước ở thể lỏng chứa trong buồng ối của thai phụ. Thiếu ối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé.

1. Thiếu ối là gì?

Thiếu ối là tình trạng nước ối ít hơn so với bình thường, khi mà chỉ số nước ối AFI nhỏ hơn 5 cm và màng ối còn nguyên vẹn. Nhìn chung, thiếu ối xuất hiện sớm trong thai kỳ thường ít gặp và có tiên lượng không tốt . Ngược lại, thiếu ối lại thường xuất hiện trong những thai quá ngày sinh, thai chậm phát triển trong tử cung. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào siêu âm thai và nước ối.

2. Khi nào thai phụ được xác định thiếu ối?

Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI được sử dụng để đánh giá tình trạng nước ối. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang, ở mỗi phần, bác sỹ chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI.

Dựa vào bảng chi tiết dưới đây, mẹ bầu có thể biết được chỉ số nước ối của mình bình thường hay bất thường bao gồm: thiếu ối hoặc thừa ối.

Biến chứng của thiếu ối – cách chẩn đoán và xử trí
Chỉ số nước ối được sử dụng để đánh giá tình trạng nước ối

Chỉ số nước ối AFI theo tuần

Mức độ AFI (cm) Lưu ý
Bình thường 6 - 18cm Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này.
Dư ối 12 - 25 Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường.
Đa ối (bệnh lý) > 25cm Đa ối có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như: mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng sẽ gây nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh.
Thiểu ối <= 5cm Thiểu ối có thể gây ảnh hưởng đến cả thai nhi lẫn thai phụ cụ thể: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi.
Vô ối <3cm Thiếu ối trầm trọng sẽ dẫn đến vô ối và có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.

3. Biến chứng nguy hiểm của thiếu ối

3.1 Thiếu ối giai đoạn sớm

Xuất hiện tình trạng thiểu ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ có khả năng làm tăng nguy cơ thiểu sản phổi, cho thai nhi. Theo một nghiên cứu, tiến hành quan sát trên 115 thai phụ bị vỡ ối trước 29 tuần, có 7 ca thai lưu, 40 trẻ sơ sinh tử vong, và ước tính tỷ lệ tử vong chu sinh là 409/1000. Nguy cơ thiểu sản phổi gây chết thai khoảng 20%.

>>> Vỡ ối non xảy ra trong trường hợp nào?

Thiểu ối sớm thường liên quan đến những ảnh hưởng bất thường của thai nhi. Tình trạng nước ối ít cũng sẽ gây trở ngại trong quá trình khảo sát hình thái học của thai nhi qua siêu âm (nếu có). Trong trong hợp này, chỉ định truyền ối cũng có thể được cân nhắc.

3.2 Thiếu ối giai đoạn muộn

Biến chứng của tình trạng thiểu ối xuất hiện muộn trong thai kỳ tùy thuộc vào tuổi thai, mức độ thiểu ối và tình trạng bệnh lý kèm theo của mẹ. Các bác sĩ thường giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng này bằng cách hướng dẫn sản phụ uống nhiều nước hay truyền dịch.

Biến chứng của thiếu ối – cách chẩn đoán và xử trí
Thiếu ối giai đoạn muộn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi

Hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai nhi là cần thiết trong trường hợp nếu thai non tháng và thường xuyên siêu âm thai, đánh giá sức khỏe thai nhi.

3.3 Thiểu ối 3 tháng cuối

Bà bầu bị thiếu ối trong 3 tháng cuối khiến thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng và nguy hiểm đến tính mạng bé. Nếu thai nhi được 37 tuần tuổi thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh, nếu trên 34 tuần thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định những biện pháp can thiệp (nghỉ ngơi, uống nhiều nước, truyền dịch, theo dõi sát...) để thai nhi lên được 37 tuần.

Trong thời gian đó, thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định sinh bất cứ lúc nào nếu có nguy cơ biến chứng xảy ra. Ngoài ra thiểu ối trong 3 tháng cuối của thai kỳ cũng có khả năng khiến thai nhi suy bị dinh dưỡng.

Vì vậy trong thời kỳ 3 tháng cuối cùng này, mẹ bầu cần phải thường xuyên đi soi âm, kiểm tra thai để có thể phát hiện kịp thời các hiện tượng này (nếu có), điều trị kịp thời.

Tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã giải quyết nhiều trường hợp khó như: vỡ ối non, đa ối, rau cài răng lược, dây rốn thắt nút, thai non... Để quá trình mang thai được thuận lợi hơn, Vinmec đã triển khai các gói THAI SẢN TRỌN GÓI, bao gồm các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Sản phụ được theo dõi và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Việc đi đẻ sẽ "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, tại Bệnh viện đã có đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước cũng như chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại, quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học sẽ xử lý những bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng, giúp sản phụ có một thai kỳ an toàn nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan