Bà bầu đau răng có uống thuốc được không?

Các bệnh lý về răng miệng như đau răng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như sinh nhẹ cân, sinh non, tiền sản giật... Vì vậy, bà bầu đau răng có uống thuốc được không để cải thiện tình trạng này là các câu hỏi được quan tâm nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu phương pháp điều trị và phòng chống đau răng cũng như các bệnh lý về răng miệng.

1. Nguyên nhân đau răng ở phụ nữ có thai

Hiểu rõ được nguyên nhân đau răng sẽ giúp phụ nữ mang thai có biện pháp xử lý, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả cũng như trả lời được câu hỏi “Bà bầu đau răng sâu phải làm sao?”.

Theo đó, nồng độ hormone nội tiết tố tăng lên trong thai kỳ cùng với sự thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng ở phụ nữ mang thai như viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu... Các yếu tố cụ thể bao gồm:

  • Sự thay đổi pH trong khoang miệng làm giảm khả năng bảo vệ răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan;
  • Mẹ bầu ăn nhiều bữa và lượng thức ăn mỗi bữa ít làm khoang miệng luôn tồn tại axit, dẫn đến sâu răng;
  • Nồng độ hormone nội tiết tố tăng cao trong thời gian thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng;
  • Trong thời gian mang thai, nước bọt trong khoang miệng bị thay đổi tính chất làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy bị dính miệng và tạo môi trường tốt cho vi khuẩn hoạt động, phát triển.

2. Đau răng ảnh hưởng như thế nào đối với bà bầu và thai nhi

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như sau:

Tăng nguy cơ sinh non: Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh lý đau răng, viêm lợi, viêm nha chu làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và tiền sản giật lên gấp 2 – 3 lần so với bình thường.

Nguyên nhân được giải thích là vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, dẫn đến chuyển dạ sinh non, sinh nhẹ cân. Hậu quả của tình trạng tiền sản giật, sinh non hay sinh nhẹ cân là làm tăng nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý ở trẻ như nhận thức kém, bệnh bại não, khả năng nhìn kém...

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sinh non, sinh nhẹ cân dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tăng động/tự kỷ, khả năng hòa nhập với cộng đồng thấp...

Tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ từ khi còn nhỏ: Mẹ bị sâu răng có thể truyền vi khuẩn sâu răng cho trẻ qua đường hôn miệng hay bón thức ăn. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển và gây bệnh cho trẻ ngay khi răng mới mọc.

bà bầu đau răng có uống thuốc được không
Bà bầu đau răng có uống thuốc được không cần thận trọng khi dùng thuốc

3. Bà bầu đau răng có uống thuốc được không?

Bệnh lý răng miệng xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai, vì vậy một vấn đề được đặt ra là bà bầu đau răng uống thuốc gì? Theo đó, việc sử dụng thuốc điều trị ở phụ nữ đang mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để đối phó với cơn đau răng và các bệnh lý về răng miệng ở bà bầu là đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác. Hầu hết các biện pháp phổ biến như làm sạch răng miệng là an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Phần lớn các thuốc điều trị đều được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng ở phụ nữ mang thai. Các loại thuốc kháng sinh hiệu quả trong điều trị đau răng như tetracylin, doxycylin, metronidazole... được chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai. Thuốc giảm đau sử dụng được trong các cơn đau răng ở phụ nữ mang thai là paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị đau răng và các bệnh lý về răng miệng ở bà bầu cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.

Một số phương pháp giúp bà bầu giảm các cơn đau răng không dùng thuốc có thể kể đến như sau:

  • Nha đam: Loại thực vật có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, giảm sưng nướu gặp ở phụ nữ có thai. Mẹ bầu có thể sử dụng phần gel nha đam bôi lên vị trí đau và massage trong vòng vài phút sẽ giúp giảm cơn đau răng;
  • Sữa: Thực phẩm này chứa nhiều canxi và vitamin K nên rất có lợi đối với sức khỏe của nướu. Vì vậy, mẹ bầu nên uống sữa khoảng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm và chảy máu nướu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày vì sữa có xu hướng làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám;
  • Nước ép lựu: Phương pháp giúp phòng ngừa, chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn răng miệng và sự tích tụ mảng bám. Mẹ bầu nên uống nước ép không đường trong trường hợp đau răng miệng;
  • Tỏi: Sử dụng tỏi áp trực tiếp vào khu vực răng đau sẽ giúp giảm cơn đau một cách đáng kể, vì trong thành phần của tỏi chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn xung quanh khu vực bị viêm nhiễm mà không gây tác dụng phụ.

4. Biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời gian mang thai


Bên cạnh câu hỏi bà bầu đau răng uống thuốc được không? thì làm sao để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời gian mang thai cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo đó, một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mẹ bầu có thể kể đến như sau:

4.1. Kiểm tra răng miệng định kỳ trong thời gian mang thai

Mẹ bầu cần khám và kiểm tra răng miệng định kỳ trong thai kỳ để bảo vệ và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả điều trị cao;

Bà bầu đau răng uống thuốc gì nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Bà bầu đau răng uống thuốc gì nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

4.2. Xây dựng và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày

Phụ nữ mang thai cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng như đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để giúp bảo vệ răng miệng khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại nước súc miệng sát khuẩn nào;

4.3. Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh

Các chất khoáng như canxi, phospho... đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành răng cho bé nên mẹ bầu cần bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất khoáng trên như tôm, cua, sữa, hoa quả, vừng...

4.4. Theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường

Tình trạng viêm nướu do thai nghén với các triệu chứng sưng đỏ nướu, đau rát thường xảy ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ, đôi khi có thể kéo dài đến nhiều tháng sau khi sinh. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và đến các cơ sở y tế thăm khám khi có triệu chứng bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan