Phục hồi chức năng não bộ sau chấn thương sọ não

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Văn Trí - Trưởng Đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh chức năng, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sau khi gặp chấn thương sọ não, não bộ thường bị tổn thương, suy giảm chức năng và để lại các di chứng nặng nề. Do đó, quá trình phục hồi chức năng não bộ là rất quan trọng và cần thiết.

1. Chấn thương sọ não là gì?

Não bộ là trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể, từ những hoạt động có ý thức, hoạt động vô thức cho đến suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc của con người.

Chấn thương sọ não có thể gây tổn thương não bởi những lý do như: Tai nạn giao thông, ngã, va đập đầu,... dẫn đến những rối loạn từ tri giác, nhận thức, vận động cho đến cảm giác, giác quan và ngôn ngữ.

Sau chấn thương sọ não, người bệnh thường phải đối diện với tình trạng suy giảm chức năng não bộ với những dấu hiệu điển hình như rối loạn về ngôn ngữ, vận động, ảnh hưởng đến nhận thức, cảm giác,...

2. Các giải pháp giúp phục hồi chức năng não bộ hiệu quả

Khi não bộ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, trí nhớ, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi rơi vào trường hợp này, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để phục hồi di chứng sau chấn thương não hiệu quả. Đối với chấn thương nặng, quá trình hồi phục thường diễn ra chậm hơn so với thông thường. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phòng ngừa các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng cùng một số các chức năng sinh lý khác.

Để giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường, các chuyên gia đưa ra một số giải pháp như:

2.1. Điều trị nội khoa phục hồi chức năng não bộ

Trong điều trị nội khoa thường sử dụng các loại thuốc điều trị tương ứng với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Trong trường hợp bị chứng Alzheimer, các loại thuốc nhóm memantine thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong khi đó, các loại thuốc chống đông máu thường được dùng cho người bị tai biến mạch máu não.

2.2. Tập luyện là cách thức phục hồi chức năng hiệu quả

Để giúp người bệnh khôi phục những chức năng bình thường, phục hồi chức năng là phương pháp không thể bỏ qua, nhưng cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các bác sĩ/ kỹ thuật viên chuyên về phục hồi chức năng. Quá trình tập luyện này sẽ giúp khôi phục lại những mạch kết nối đã bị hư hại hoặc tạo ra những mạch kết nối mới.Vì vậy, việc làm này cần được thực hiện sớm (khi tế bào não mới bị tổn thương) để không bỏ lỡ giai đoạn “vàng” của việc điều trị.

Cụ thể, các bác sĩ có thể gợi ý cho bạn một số bài tập sau:

  • Bài tập nói: Rối loạn ngôn ngữ vốn là một trong những di chứng não thường gặp hơn cả. Trong trường hợp này, người bệnh có thể mất tiếng nói, nói ngọng hoặc nói được ít. Do đó, trong 3 tháng đầu tiên, cần thực hiện các bài tập nói đơn giản như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng, mô tả hình ảnh nhìn thấy, kể tên và màu sắc các đồ vật...
  • Bài tập cánh tay: Hãy khuyến khích người bệnh tập các bài gập duỗi cánh tay bị liệt, cố gắng dùng bàn tay này để mở hoặc đóng cửa hoặc ngăn kéo tủ. Người bệnh cũng có thể thường xuyên cầm nắm quả bóng nhỏ hoặc đồ vật nhẹ, bật hoặc tắt công tắc.
  • Bài tập đứng: Để cải thiện các di chứng liên quan đến chân, bạn có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập tại nhà gồm có tập gấp duỗi khớp háng và khớp gối. Sau đó, hãy áp dụng những bài tập đứng thăng bằng, chú ý dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân,...
  • Bài tập đi bộ: Mỗi ngày, người bệnh nên dành thời gian đi bộ ít nhất 15 phút ở không gian rộng rãi. Nếu cử động chân khó khăn, người bệnh có thể tập đi với nạng hoặc được người trợ giúp. Khi cơ thể đã cơ bản hồi phục, bệnh nhân có thể tự đi bộ với quãng đường tùy thuộc vào khả năng.

Các phương pháp trên đòi hỏi tính kiên trì, cần lặp đi lặp lại để tạo thành phản xạ giúp kích hoạt lại các kết nối thần kinh đã bị tổn thương trước đó.

2.3. Lựa chọn và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày

Dù nguyên nhân dẫn đến chấn thương não là gì, bệnh nhân đều phải đối diện với những thử thách lớn để có thể hồi phục các chức năng của cơ thể. Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Nguyên tắc khi lựa chọn chế độ ăn uống cho người bệnh trong quá trình phục hồi sau chấn thương là bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao. Acid amin là thành phần cấu tạo nên protein, có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, cải thiện tâm trạng, rèn luyện thể lực và duy trì phát triển cơ bắp. Trong đó, các acid amin trong não giữ vai trò duy trì những chất dẫn truyền thần kinh trong não ở mức bình thường. Các loại thực phẩm như thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan rất giàu các loại acid amin... Bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm này và chế biến thành những món ăn mềm, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh.

Ngoài các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, bệnh nhân có thể ưu tiên sử dụng thực phẩm có chứa nhiều choline - thành phần vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Choline được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm như trứng, đậu phộng (lạc),...

Người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều sodium (natri).

3. Giải pháp từ thảo dược Thạch tùng răng giúp phục hồi chức năng não bộ sau chấn thương sọ não

Bên cạnh tập luyện những bài tập phục hồi chức năng não bộ, người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện chức năng não bộ sau chấn thương sọ não. Đây được xem là giải pháp an toàn, can thiệp vào nguyên nhân gây suy giảm chức năng não bộ là do sự đứt gãy quá trình dẫn truyền thần kinh và thiếu hụt dinh dưỡng não bộ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là thạch tùng răng (với hoạt chất “vàng” huperzine A) giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các di chứng não sau chấn thương). Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, đảm bảo an toàn, lành tính, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao trong phục hồi chức năng não bộ.

Ở bệnh nhân gặp chấn thương sọ não, phục hồi chức năng não bộ cần sự kiên trì, giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần. Do đó, bệnh nhân và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp các phương pháp nói trên để giúp người bệnh hồi phục nhanh và có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chấn thương sọ não

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KINH VƯƠNG NÃO BỘ

- Hỗ trợ tăng cường chức năng não bộ sau di chứng não

- Hỗ trợ giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

- Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não

KINH VƯƠNG NÃO BỘ

Thành phần

Cao thạch tùng răng, cao đinh lăng, cao natto (chứa nattokinase), L-carnitine fumarate, cao thiên ma, sulbutiamine, boron.

Đối tượng sử dụng

- Người bị suy giảm chức năng não bộ (như vận động, nhận thức trí nhớ và ngôn ngữ) sau tai biến.

- Người bị thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, mất ngủ.

Tiếp thị bởi: Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ và thương mại Nam Phương.

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

(XNQC: 00187/2019/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe