Những điều cần biết khi đặt nội khí quản ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Đặt nội khí quản là thủ thuật mang tính sống còn trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu. Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật, đặc biệt những ca thực hiện đối với trẻ nhỏ càng cần cẩn trọng và tỉ mỉ.

1. Đặt nội khí quản ở trẻ em

Đặt nội khí quản là thủ thuật đưa một ống thông vào khí quản của bệnh nhân để đảm bảo thông khí và hút đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp.

Đặt nội khí quản là một thủ thuật đơn giản, dễ thực hành nhưng vô cùng quan trọng. Trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu, thủ thuật cần thực hiện nhanh chóng và kịp thời, không được để xảy ra tai biến do chậm khai thông đường hô hấp cho bệnh nhân.

2. Chỉ định đặt ống nội khí quản ở trẻ em

Đặt nội khí quản giúp duy trì đường thở, đường cung cấp nguồn oxy với nồng độ khá cao. Đặt nội khí quản đảm bảo việc cung cấp lượng thể tích không khí nhân tạo được lưu thông theo từng nhịp thở, thuận lợi để hút đờm nhớt và dịch tiết, ngăn ngừa việc hít sặc dịch tiết dạ dày, từ miệng họng, cô lập vùng phổi, tạo đường dẫn thuốc hồi sức trong khi truyền đi tĩnh mạch hoặc trong xương nếu chưa thể liền. Nên đặt nội khí quản sớm để tránh tổn thương ở các cơ quan nhạy cảm với oxy như não, tim. Chỉ định việc đặt nội khí quản cho trẻ em rộng hơn so với người lớn.

Các chỉ định đặt nội khí quản gồm:

  • Ngưng tim – ngưng thở
  • Suy tuần hoàn nặng
  • Rối loạn tri giác
  • Không đáp ứng thở oxy, NCPAP
  • Tai nạn: rắn cắn, ngạt nước, ngộ độc 🡪 gây ảnh hưởng hô hấp – tuần hoàn
  • Bệnh nhân hôn mê
  • Gây mê để phẫu thuật

3. Những tai biến và biến chứng có thể gặp

3.1 Tai biến kỹ thuật

  • Chảy máu: do ống nội khí quản quá to, đẩy ống mạnh gây chảy máu ở lỗ mũi trước, sau nền họng, dây thanh quản, khí quản.
  • Nhiễm khuẩn: do vô khuẩn không tốt, xây xát thành khí quản.
  • Ống nội khí quản cắm sâu vào thực quản.

3.2 Biến chứng

Biến chứng trong khi đặt ống

  • Đặt nhầm ống nội khí quản vào thực quản: Bệnh nhân không được thông khí và oxy hóa máu trừ khi còn các nhịp tự thở. Nếu không nhận ra đặt nội khí quản nhầm vào thực quản, bệnh nhân có thể bị tổn thương não vĩnh viễn hay tử vong.
  • Chấn thương: Gãy răng; rách niêm mạc môi hay rách lưỡi; rách hầu hay rách khí quản; lệch phần sụn phễu; khí tràn màng phổi; 2 thanh quản tổn thương; thực quản thủng;hít phải dịch tiết từ dạ dày vào đường hô hấp phía dưới, huyết áp tụt, nhịp chậm; nội sọ áp lực tăng...
  • Đặt sai ống nội khí quản: Đặt ống quá sâu tới phế quản gây hậu quả khó lường, có nguy cơ tử vong.

Biến chứng tại chỗ

  • Hít sặc
  • Dây thanh quản liệt
  • Hình thành khối u dạng hạt bên trong vùng khí quản hay trên của dây thanh
  • Khí quản dính
  • Hẹp thanh môn dưới
  • Hình thành màng của thanh quản
  • Khí quản nhuyễn
  • Rò rỉ đường khí quản với thực quản, đường khí quản với động mạch, đường khí quản với động mạch

Biến chứng sau khi rút ống

  • Hẹp thanh môn
  • Dây thanh tổn thương
  • Khàn tiếng.
Trẻ em
Đặt nội khí quản cho bé cần đảm bảo tính chính xác và an toàn, nếu không có thể sẽ xảy ra biến chứng

4. Tiến hành đặt ống nội khí quản cho trẻ

4.1 Đặt ống nội khí quản qua đường mũi (đặt mò)

Phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường mũi thường được thực hiện nhiều vì dễ đặt, không cần đèn soi thanh quản. Trẻ có thể ăn, uống được qua miệng.

Cách tiến hành:

  • Đặt trẻ nằm đúng tư thế.
  • Hút đờm dãi và cho trẻ thở oxy.
  • Thực hiện kỹ thuật gây tê.
  • Bôi dầu parafin vào ống nội khí quản, đưa cho bác sĩ.
  • Khi bác sĩ đưa ống vào khí quản, điều dưỡng thường xuyên theo dõi nhịp thở, sắc mặt bệnh nhân phòng tránh bệnh nhi ngừng thở.
  • Khi ống đã vào khí quản, theo dõi bệnh nhi có phản xạ ho, hơi thở phụt ra mạnh theo đường ống, tăng tiết đờm dãi hay không.
  • Hút đờm dãi cho trẻ
  • Bóp bóng thở qua ống nội khí quản để bác sĩ kiểm tra thông khí hai phổi.
  • Bơm hơi vào bóng chèn
  • Cố định ống nội khí quản.

4.2 Đặt ống nội khí quản qua đường miệng

  • Đặt ống nội khí quản qua đường miệng chỉ thực hiện khi có cản trở đường mũi như: polyp mũi, phì đại cuốn mũi,...
  • Bôi trơn, cố định tư thế que dẫn vào đường ống nội khí quản.
  • Để trẻ nằm đúng tư thế, sau giữ trục cổ thẳng và giữ thẳng từ trục miệng đến thanh quản đến hầu họng.
  • Banh miệng trẻ bằng kỹ thuật dùng “ngón trỏ và ngón cái”.
  • Nhẹ nhàng đặt lưỡi đèn tới bên phải miệng trẻ bằng tay bên trái, lưỡi đẩy sang trái, nâng nhẹ nắp của thanh quản.
  • Theo dõi thanh môn mở, và trạng thái dây thanh.
  • Chất tiết phải hút sạch bằng tay bên phải trong đường dẫn khí, đường thở.
  • Đưa ống đi vào đường bằng tay bên phải, quan sát ống nội khí quản khi đi qua dây thanh.
  • Bóng chèn được bơm một lượng khoảng 5-10ml oxy không khí.
  • Đưa lưỡi đèn từ miệng trẻ ra.
  • Tiếp tục một tay giữ ống một tay rút ra que dẫn.
  • Đặt vào miệng trẻ dụng cụ giúp ngăn cắn.
  • Kết nối bóng để trẻ có thể thở qua ống.
  • Nhẹ nhàng bóp bóng để trẻ thở, quan sát các cử động lồng ngực.
  • Xác định vị trí ống nội khí quản và cố định với dây vải.
  • Giúp bệnh nhi thông khí.

5. Chăm sóc trẻ sau khi đặt nội khí quản

ốt nhất là nên phẫu thuật vá thông liên thất cho trẻ ở độ tuổi trước đi học.
Bác sĩ khám lại và căn dặn cách chăm sóc trẻ

  • Trẻ tỉnh, cố định tay để trẻ không tự rút ống.
  • Hút dịch máu ở họng và ống nội khí quản trẻ.
  • Theo dõi nhịp mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 1 giờ/lần hoặc 3 giờ/lần theo chỉ định.
  • Đánh giá tình trạng bệnh ở trẻ: mức độ tím tái, nhận thức.
  • Theo dõi, chú ý biểu hiện tắc đờm trong ống.

Khi trẻ sơ sinh gặp dấu hiệu bất thường về hô hấp , cha mẹ cần đưa trẻ tới đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan