Trẻ sơ sinh bị béo phì: Khi nào đáng lo ngại?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ nhỏ bị béo phì rất khó phát hiện. Độ tuổi dễ bị béo phì ở trẻ thường nằm trong khoảng từ nửa tuổi đầu đến khi trẻ được 2 tuổi. Do đó, gia đình cần chăm sóc trẻ đúng cách trong khoảng thời gian này để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

1. Khi nào tình trạng béo phì của trẻ đáng lo ngại?

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trẻ nhỏ có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng của chúng cao hơn 85% so với cân nặng tiêu chuẩn, và được xem là béo phì nếu cân nặng cao hơn từ 85 - 95% so với cân nặng tiêu chuẩn tương ứng với trẻ.

Một nghiên cứu khác đã theo dõi cân nặng của khoảng 7.500 trẻ ở độ tuổi từ 9 tháng đến 2 tuổi. Kết quả cho thấy có khoảng 32% có nguy cơ và mắc bệnh béo phì ở 9 tháng tuổi và tỷ lệ này tăng lên 34% khi trẻ được 2 tuổi.

Cũng theo nghiên cứu, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh béo phì lúc 9 tháng tuổi thì khả năng mắc bệnh béo phì vào năm 2 tuổi là cao nhất. Trẻ sống trong các gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ béo phì cao nhất ở cả hai thời điểm. Cụ thể, trẻ 2 tuổi sống trong các gia đình thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh béo phì 40%, trong khi tỷ lệ này chỉ là 27% đối với trẻ sống trong các gia đình có thu nhập cao.

trẻ sơ sinh béo phì
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh béo phì lúc 9 tháng tuổi thì khả năng mắc bệnh béo phì vào năm 2 tuổi là cao nhất.

2. Chất béo và chế độ ăn kiêng ở trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì

Chất béo được xem là một nguyên nhân gây béo phì ở trẻ nhỏ, đây là trường hợp bổ sung quá mức các thực phẩm giàu chất béo so với tuổi tương ứng của trẻ. Thực tế, chất béo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, gia đình cần cung cấp chất béo cho trẻ hợp lý thay vì đưa vào chế độ ăn kiêng.

Thực phẩm giàu chất béo hiện đang bị lạm dụng quá mức. Ngày nay, trẻ được cho ăn đồ ăn vặt quá sớm, có những trẻ 9 tháng tuổi đã được cho ăn khoai tây chiên. Điều này góp phần thúc đẩy nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ. Do đó, thay vì cho trẻ ăn đồ ăn vặt, bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại trái cây, rau quả và các loại thực phẩm dinh dưỡng khác.

Bổ sung chất béo một cách hợp lý cho trẻ em bị thừa cân, béo phì là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đó là vì khi chăm trẻ nhỏ là bạn có quyền lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ. Khi lớn hơn, bạn có thể dạy trẻ ăn đúng cách và tập thể dục để duy trì vóc dáng cân đối.

Khoai tây chiên
Khoai tây chiên làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ

3. Làm gì để giữ cân nặng của trẻ ở mức chuẩn?

Để giữ cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức khỏe mạnh bạn cần:

  • Theo dõi cân nặng của trẻ trong thai kỳ: Các nghiên cứu cho thấy trẻ tăng cân quá mức sau sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Cho con bú: Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ.
  • Hạn chế đồ uống có đường: Nước trái cây không cần thiết trong chế độ ăn của trẻ. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ ăn trái cây và rau quả bổ dưỡng.
  • Làm dịu cơn khóc của trẻ theo cách mới: Khi thấy trẻ khóc, thay vì cho trẻ bú sữa mẹ, bạn nên thử đổi vị trí, giảm tiếng ồn hoặc xoa nhẹ vào người.
  • Hạn chế sử dụng internet: Nên tránh cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng điện thoại, xem tivi, vì nó sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì khi trẻ lớn hơn.
Trái cây và rau quả
Cho trẻ ăn nhiều trái cây để giữ cân nặng của trẻ ở mức chuẩn

Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy không mong muốn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Vì thế, các bậc cha mẹ cần chú ý đến sự phát triển của trẻ cũng như duy trì cân nặng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, .webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan