Trẻ ăn hay bị nôn: Vì sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ bị nôn trớ khi đang ăn hoặc ăn xong bị nôn là triệu chứng rất thường gặp ở phần lớn trẻ nhỏ. Bé ăn bị nôn đa số là lành tính, tự khỏi khi lớn lên, song có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân khiến trẻ ăn hay bị nôn

1.1. Ăn uống và chăm sóc trẻ chưa đúng cách

  • Cho bé ăn quá nhiều thức ăn, uống nhiều sữa, bú quá no, ép bé ăn quá ngưỡng, khiến bé ăn bị nôn;
  • Cho con bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, dẫn đến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày, gây ra nôn trớ sau khi ăn;
  • Trẻ vừa được ăn no đã đặt vào tư thế nằm, ép trẻ ngủ, quấn tã chặt, băng rốn quá chặt, làm cho trẻ bị khó thở, ói mửa.

1.2. Nguyên nhân xuất phát từ bệnh tật

Bé ăn xong bị nôn có khả năng là do bé đã mắc một số bệnh lý sau đây:

  • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bao gồm viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm màng não, các vấn đề về thần kinh, não... Trẻ có thể kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi và ho. Cơ thể trẻ nhiễm bệnh thường trở nên mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, khó thở... dẫn đến trẻ ăn hay bị nôn;
  • Trẻ mắc các bệnh ngoại khoa nghiêm trọng, như lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ ăn bị nôn, kèm theo những cơn đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, dấu hiệu bụng căng trướng...
Trẻ khóc
Trẻ có thể mắc một số bệnh lý

2. Cách hạn chế nguy cơ bé ăn bị nôn

Biểu hiện bị nôn sau khi ăn ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sớm, lượng chất nôn hầu như ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do đó, hạn chế nguy cơ bé ăn bị nôn chủ yếu là điều chỉnh cách cho ăn:

  • Không được ép trẻ ăn quá nhiều, quá nhanh, dễ làm cho trẻ có cảm giác sợ khi nhìn thấy thức ăn;
  • Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, nên cho dần dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc;
  • Tránh cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày;
  • Ở những trẻ đang còn bú mẹ, sau khi bú xong, mẹ nên bế trẻ nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm;
  • Khi cho trẻ bú bình, lưu ý đổ sữa ngập đến phần núm vú bình để hạn chế trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày;
  • Ngoài ra, có thể dùng thuốc chống nôn phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ bú đêm: Những điều cần biết
Sau khi ăn bú, mẹ không nên đặt trẻ nằm ngay

3. Xử trí khi trẻ ăn xong bị nôn nhiều

Trẻ ăn bị nôn nhiều cũng như khi đi tiêu lỏng, nghĩa là cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước khá lớn. Do đó, điều quan trọng là phải bổ sung nhanh chóng lượng nước đã mất để cơ thể bé không bị rối loạn điện giải. Để xử trí nhanh tại nhà, bố mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước trái cây loãng hay nước nấu chín để nguội.

Khi bé đã nôn nhiều, không nên cố gắng cho bé tiếp tục uống mà cần đặc biệt lưu ý:

  • Tư thế trẻ khi nôn: Nên để trẻ nằm nghiêng hoặc đỡ trẻ ngồi dậy để tránh tình huống xấu khi chất nôn tràn vào khí quản phổi, gây ngừng thở;
  • Chờ đến khi trẻ bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước nấu chín hoặc dung dịch Oresol. Khi bé bị mất nước nhiều, sẽ trở nên rất khát, do đó khi uống nước, bé sẽ có khuynh hướng uống một hơi rất nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo ra ngoài. Vì vậy, bố mẹ nên sử dụng muỗng nhỏ cho trẻ uống từ từ, hoặc uống từng ngụm một.

Những nguyên nhân khiến trẻ ăn hay bị nôn rất đa dạng. Để xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng này, bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ sau khi đã xử trí ổn định. Bên cạnh đó, cần đảm bảo bù đủ dinh dưỡng và đủ nước cho cơ thể của bé, vì buồn nôn và nôn khi ăn có thể khiến cơ thể bé bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.

Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nôn kéo dài

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

158.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan