Trẻ đủ chất vẫn còi cọc, vì sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Không chỉ những gia đình có con biếng ăn phải lo lắng về cân nặng của bé, mà ngay cả những trẻ đủ chất vẫn còi cọc, hấp thu kém và chậm tăng cân. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé ăn nhiều mà vẫn còi cọc, không tăng cân? Mẹ có cần đến bệnh viện khám dinh dưỡng cho bé?

1. Mất cân bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng dưỡng chất đóng vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của con. Thế nhưng có một số mẹ lại cố gắng nhồi nhét cho con ăn một loại chất nhất định hoặc một món mà bé thích. Điều này dẫn đến hậu quả là bé sẽ quen dạ, ví dụ như ăn quá nhiều và chỉ yêu thích các món giàu tinh bột (cơm, bánh trái), chất béo (món chiên rán, thức ăn nhanh)... Từ đó, cơ thể sẽ không có cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, gây ra tình trạng thừa lượng thiếu chất, trẻ đủ chất vẫn còi cọc.

Phụ huynh cần lưu ý rằng số lượng phải luôn đi kèm với chất lượng. Có trường hợp bé ăn khẩu phần lớn nhưng chưa chắc đã đủ dinh dưỡng. Điều mẹ cần làm là chú ý cân bằng đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn của con, bao gồm đạm protein, tinh bột, chất béo có lợi, cũng như đa dạng các vitamin và khoáng chất.

2. Ăn không đúng giờ, đúng bữa

Vì lý do công việc bận rộn, đôi khi các mẹ có thể vô tình hoặc cố ý (để tiết kiệm thời gian) cho con ăn thật nhiều vào bữa chính, chứ không chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, tần suất giữa mỗi bữa ăn lại không đều đặn, không đúng giờ, khi sớm khi muộn cũng khiến cho việc tiêu hóa của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng. Hậu quả là khả năng hấp thụ của bé kém hơn, khiến trẻ chậm lớn và còi cọc.

Chính vì thế, phụ huynh cần tạo thói quen cho con ăn uống khoa học, đúng giờ và đúng bữa để bé được hấp thụ dinh dưỡng một cách tối ưu.

3. Chế biến sai cách

Đôi khi vì quá bận rộn, người nội trợ cũng thường mua sẵn thực phẩm và dự trữ trong tủ lạnh lâu ngày, đến khi chế biến sẽ không còn tươi ngon, món ăn mất nhiều chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, thói quen hâm lại thức ăn nhiều lần cũng khiến lượng vitamin trong thức ăn mất gần hết và tạo mùi vị khó ăn. Thực tế, một số mẹ thường tiện thể nấu nồi cháo lớn cho cả ngày, trong khi mỗi bữa con lại ăn không nhiều, mỗi lần ăn lại mang ra hâm lại.

Một số sai lầm trong khi nấu ăn cho con như trên sẽ dẫn đến tình trạng giảm hoặc mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm, làm cho trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Thậm chí chế biến thức ăn sai cách còn khiến con có nguy cơ rối loạn tiêu hóa, dẫn đến những bệnh lý ở đường ruột.

Trẻ đủ chất vẫn còi cọc
Trẻ đủ chất vẫn còi cọc có thể do cách chế biến sai cách của người nội trợ

4. Trẻ mắc một số bệnh tiêu hóa

4.1. Các bệnh giun, sán, nhiễm khuẩn

Giun, sán có thể lây nhiễm qua đường ăn uống vì những lý do sau:

  • Dùng thức ăn không sạch hoặc chưa chín kỹ
  • Uống nước chưa đun sôi
  • Ăn các loại rau sống nhưng chưa rửa sạch...

Trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm giun do thói quen đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn khi tay bẩn. Những bé nhiễm giun sán thường có thể trạng gầy, ốm yếu, chậm tăng cân, biếng ăn và dễ ói mửa. Hơn nữa, bé còn có triệu chứng thường xuyên đau bụng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Mẹ cũng có thể phát hiện thêm biểu hiện con bị nhiễm giun khi thấy con hay trằn trọc, ngứa và gãi hậu môn trong lúc ngủ.

Thông thường, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên mới tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp bé chậm lớn, bị suy dinh dưỡng do bị nhiễm giun, con có thể được tẩy giun sớm hơn theo chỉ định của bác sĩ. Nhiễm giun sán làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải lưu ý phòng bệnh, giữ môi trường sống sạch sẽ và có ý thức vệ sinh cá nhân cho trẻ.

4.2. Rối loạn tiêu hóa

Do cơ địa, một vài trẻ ngay từ nhỏ đã có bệnh lý ở đường ruột, gan mật, bệnh di truyền hoặc dị ứng... khiến hệ tiêu hóa không dung nạp được thức ăn, dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị hạn chế.

Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra ở những bé dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, khiến các lợi khuẩn trong cơ thể và đường ruột bị tiêu diệt, dẫn đến biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu và chậm tăng cân.

Hiện nay, dù phụ huynh có đi khám vi chất cho bé nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị biếng ăn an toàn và hiệu quả. Một số loại thuốc sẽ ngưng tác dụng khi không dùng nữa, ảnh hưởng không tốt trên sự phát triển của trẻ, vì vậy không khuyến khích dùng. Tuy nhiên phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất nếu con bị suy dinh dưỡng để tăng cường hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, cũng như các loại men hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp trẻ đủ chất vẫn còi cọc, mẹ có thể khắc phục bằng cách bổ sung vi khoáng tự nhiên cho con.

Các chuyên gia đều nhận định đây là giải pháp kích thích vị giác, bổ sung vi chất thiết yếu để hỗ trợ con ăn ngon tự nhiên và tăng cường đề kháng hiệu quả. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ MNY từ Canada tối ưu, đã được nghiên cứu toàn diện. Sử dụng các sản phẩm bổ sung là sự kết hợp các thành phần vi chất dinh dưỡng tinh khiết, kết hợp cùng vitamin C tự nhiên chiết xuất từ quả sơ ri, beta-(1,3-1,6)-glucan,... đã được chứng minh an toàn và hiệu quả, giúp bé phát triển khỏe mạnh, cải thiện tình trạng trẻ đủ chất vẫn còi cọc, tăng hấp thu tự nhiên.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan