Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cuối cùng trẻ đã sắp bước đến dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời - sinh nhật một tuổi. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tháng cuối cùng trong năm đầu đời của trẻ.

1. Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi có thể bước đi khi dựa vào các đồ vật, và rất nhiều đứa trẻ có thể tự đứng một mình mà không cần điểm tựa. Có một số rất ít trẻ có thể tự đi, nhưng đa số cần đợi thêm một thời gian nữa.

Trẻ giờ có thể tự di chuyển để khám phá xung quanh, và từ giờ trở đi sẽ là như vậy. Thế giới có vô vàn điều thú vị để trẻ tìm tòi, và trẻ sẽ làm điều này trong suốt thời thơ ấu của mình.

Cha mẹ, vừa là người giám hộ, vừa là người hướng dẫn, hãy giúp trẻ khám phá đồng thời cũng là giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các kĩ năng. Hãy để trẻ được khám phá cành cây, ngọn cỏ, con đường,... Nhưng cha mẹ lưu ý đừng quên trách nhiệm giám sát của bản thân, bởi chỉ cần lơ là một chút, trẻ có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, dù trẻ có thông minh hay phát triển nhanh như thế nào chăng nữa, trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ 12 tháng tuổi, và tất nhiên có những giới hạn nhất định. Do đó đừng mong trẻ có thể ngồi chơi ghép hình quá lâu, hay nghe hết một câu chuyện dài. Đừng thúc ép trẻ, trẻ sẽ tự phát triển theo nhịp độ rất riêng của chính bản thân trẻ.

2. Sự tăng trưởng của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao khác nhau tùy vào giới tính, trẻ trai có cân nặng và chiều cao lần lượt là 9,5 kg và 76,2 cm, trong khi đó ở trẻ gái lần lượt là 9,1 kg và 74,9 cm. Trẻ có thể có các chỉ số chiều cao, cân nặng cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình, điều đó hoàn toàn bình thường, miễn sao đường cong trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ vẫn ổn, và bác sĩ xác nhận trẻ không có vấn đề gì. Tuy nhiên sau sinh nhật lần đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại.

Trẻ 12 tháng tuổi là lúc cần phải cai việc bú bình, và nên cai hoàn toàn khi trẻ tròn 1 tuổi hoặc càng sớm càng tốt sau mốc 1 tuổi. Sữa mẹ không cần phải cai trước 1 tuổi, và sau 1 tuổi mẹ có thể cai cho trẻ bất kỳ lúc nào tùy theo nhu cầu của mẹ.

Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời
Trẻ 12 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao khác nhau tùy vào giới tính

Sau mốc 1 tuổi, trẻ có thêm một loại thức ăn mới, đó là sữa bò. Dù trẻ có đang uống sữa mẹ thì việc bổ sung thêm sữa bò cũng không có ảnh hưởng gì cả, và trẻ nên sử dụng sữa bò toàn phần để nhận thêm lượng vitamin D cũng như chất béo cần cho sự phát triển của não bộ trẻ 1 tuổi. Sữa ít béo có thể được lựa chọn nếu cha mẹ lo ngại trẻ béo phì.

3. Một số vấn đề sức khỏe ở trẻ 12 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ: Trẻ sẽ thích khám phá hơn thích ngủ, tuy nhiên trẻ vẫn cần ngủ 11 giờ vào ban đêm và thêm 3 giờ ngủ (chia làm hai giấc) vào ban ngày. Cha mẹ có thể phải dỗ trẻ đi ngủ, nhưng tạo lập thói quen đi ngủ là điều cần thiết.
  • Vắc xin: Hãy kiểm tra lại lịch tiêm phòng của trẻ để chắc chắn trẻ không bị bỏ sót bất kỳ liều vắc xin nào.

4. Một số vấn đề khác ở trẻ 12 tháng tuổi

  • Sử dụng vô tuyến và các thiết bị điện tử: Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo nhấn mạnh cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với vô tuyến hay các thiết bị điện tử, kể cả những thứ được quảng cáo phù hợp với trẻ.
  • Hiện tượng tự giật tóc: Nếu thấy trẻ hay tự giật tóc, cha mẹ có thể đánh lạc hướng trẻ bằng trò chơi, đồ chơi hoặc dùng lời nói hướng sự chú ý của trẻ sang đối tượng khác.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom,selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org và whattoexpect.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan