Tại sao trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao?

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

RSV là loại virus có thể ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Virus RSV thường dễ bị nhiễm vào mùa thu, mùa đông hoặc mùa xuân, lây lan từ người sang người thông qua không khí do ho và hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm vào một vật hoặc bề mặt có virus trên đó

1. Virus RSV là gì?

Virus RSV (Respiratory Syncytial Virus) hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quảnviêm phổi ở trẻ em dưới hai tuổi.

Virus hợp bào hô hấp là một loại virus đường hô hấp phổ biến, nó thường gây ra các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh. Nhưng nó có thể gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có vấn đề y tế nghiêm trọng.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) lây lan từ người sang người thông qua không khí do ho và hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như hôn một người bị nhiễm RSV, chạm vào một vật hoặc bề mặt có virus trên đó, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt trước khi rửa tay.

Những người bị nhiễm RSV thường truyền nhiễm trong 3 đến 8 ngày, nhưng đôi khi trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể tiếp tục lây lan virus trong vòng 4 tuần.

Tìm hiểu về virus rsv (virus hợp bào hô hấp) gây viêm phổi ở trẻ
Virus RSV là virus gây ra bệnh về đường hô hấp

Video đề xuất:

Đường hô hấp trên gồm những bộ phận nào? Các bệnh thường gặp ở đường hô hấp trên

2. Ai có nguy cơ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)?

RSV có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ; gần như tất cả trẻ em bị nhiễm RSV khi dưới 2 tuổi. Virus RSV thường dễ bị nhiễm vào mùa thu, mùa đông hoặc mùa xuân.

Một số người có nguy cơ bị nhiễm RSV nghiêm trọng cao hơn:

  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non
  • Người già, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên
  • Những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc phổi
  • Người có hệ miễn dịch yếu

3. Các triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)

Các triệu chứng nhiễm RSV thường bắt đầu khoảng 4 đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh:

Những triệu chứng này thường xuất hiện theo từng giai đoạn thay vì tất cả cùng một lúc. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng duy nhất có thể là khó chịu, giảm hoạt động và khó thở.

RSV cũng có thể gây nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao. Những nhiễm trùng này bao gồm viêm phế quản, viêm đường dẫn khí nhỏ trong phổi và viêm phổi, nhiễm trùng phổi với biểu hiện:

  • Khó thở, thở nhanh hơn bình thường;
  • Thở khò khè;
  • Ho ngày càng nặng, trẻ có thể bị nghẹt thở hoặc nôn ói do ho dữ dội;
  • Mệt mỏi, bơ phờ, chán ăn.

Hầu hết các trường hợp virus hợp bào hô hấp đều nhẹ và không cần điều trị y tế từ bác sĩ. Kháng sinh không được sử dụng vì RSV là virus và kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn. Đôi khi, các bác sĩ cho thuốc để giúp mở đường thở.

Nhiễm RSV có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh. Một số có thể cần điều trị trong bệnh viện. Ở đó, trẻ có thể được theo dõi chặt chẽ và lấy chất lỏng, nếu cần, và điều trị cho bất kỳ vấn đề hô hấp nào.

3. Chăm sóc tại nhà trẻ bị nhiễm virus hợp bào

Khi trẻ bị nhiễm RSV, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà gồm:

  • Làm cho con bạn thoải mái nhất có thể
  • Cho phép thời gian để phục hồi
  • Cung cấp nhiều chất lỏng, em bé có thể không cảm thấy thích uống, vì vậy hãy cung cấp chất lỏng với số lượng nhỏ thường xuyên.
  • Nếu bạn sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát, hãy làm sạch nó hàng ngày bằng thuốc tẩy gia dụng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
  • Nếu con bạn không thoải mái và quá nhỏ để tự xì mũi, hãy sử dụng dụng cụ hút mũi (hoặc ống tiêm bóng đèn) để loại bỏ dịch mũi dính.
  • Điều trị sốt bằng thuốc hạ sốt không chứa aspirin như acetaminophen. Aspirin không nên được sử dụng ở trẻ em bị bệnh do virus. Công dụng của nó có liên quan đến hội chứng Reye, một căn bệnh đe dọa tính mạng.

Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện sau thì cần cho đi khám bác sĩ ngay:

  • Sốt cao và trông không được khỏe
  • Chảy nước mũi nhiều
  • Ho nặng hơn hoặc tiết ra chất nhầy màu vàng, xanh hoặc xám
  • Dấu hiệu mất nước
  • Đi khám ngay nếu trẻ sơ sinh rất cáu kỉnh, hoặc bú kém hay bỏ bú, khó thở
Bé 7 tháng tuổi sốt 40 độ kèm theo nôn ói là bệnh gì?
Khi trẻ bị sốt cao cần được đưa đến bệnh viện

4. Tại sao trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao?

Trẻ sơ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao nhất và có thể sẽ phải nhập viện vì trẻ sinh non có phổi kém phát triển và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bệnh RSV và các biến chứng tim phổi.

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh (khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng ở tim bẩm sinh) hoặc bệnh phổi mãn tính cũng tăng nguy cơ nghiêm trọng sẽ nhiễm RSV, trẻ có thể phải nhập viện và thậm chí là tử vong.

Yếu tố nguy cơ khác của bệnh RSV nặng bao gồm tỷ lệ sinh thấp (dưới 2500 gram hoặc 5,5 pounds) và một hệ thống miễn dịch kém.

5. Nếu trẻ đã từng nhiễm RSV, liệu có thể bị nhiễm một lần nữa?

Nếu không may bị nhiễm RSV một lần, trẻ vẫn sẽ có thể bị lây nhiễm RSV nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Một số em bé nhiễm RSV liên tục sẽ có triệu chứng về đường hô hấp, tái phát trong suốt thời kỳ nhỏ. Người ta ước tính rằng, trong tất cả các trẻ sơ sinh nhập viện với căn bệnh này, 30% vẫn còn chứng bệnh thở khò khè tái phát 10 năm sau đó. Một số có thể phát triển thành bệnh hen suyễn.

hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị nhiễm RSV có thể phát triển thành bệnh hen suyễn.

6. Có thể làm gì để bảo vệ trẻ không nhiễm RSV?

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin chống RSV. Các bước cha mẹ có thể thực hiện để cố gắng tránh và ngăn chặn trẻ nhiễm RSV bao gồm:

  • Tránh hôn em bé nếu bạn có triệu chứng cảm lạnh
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt cứng
  • Không để cho bất cứ ai hút thuốc xung quanh em bé
  • Nếu có thể, hãy để bé tránh xa bất cứ ai, kể cả anh chị em, với các triệu chứng cảm lạnh
  • Không nên cho bé tiếp xúc với nhiều người
  • Yêu cầu mọi người rửa tay trước khi chạm vào em bé
  • Hạn chế thời gian trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao ở lại chăm sóc ban ngày, đặc biệt là từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân, khi RSV là phổ biến nhất.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng cảm lạnh.

Không có vắc-xin cho virus hợp bào hô hấp, nhưng một loại thuốc gọi là palivizumab có thể ngăn ngừa nhiễm trùng RSV và bảo vệ những em bé có nguy cơ cao khỏi các biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng RSV. Nếu trẻ có nguy cơ cao, bác sĩ có thể cho trẻ tiêm hàng tháng trong mùa RSV cao điểm.

Khoa nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý về đường hô hấp mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đăng ký thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ em viêm đường hô hấp trên tại nhà

554 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan