Sự phát triển thị giác của trẻ: Những điều cần biết

Kể từ ngày bé chào đời, đôi mắt của bé đóng vai trò quan trọng phép bé tiếp nhận thông tin, nhìn và khám phá thế giới xung quanh. Thị giác của trẻ sơ sinh tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng sẽ phát triển theo thời gian. Cha mẹ cần có kiến thức về những biện pháp hỗ trợ phát triển thị giác cho trẻ.

1. Khi nào thị giác của trẻ sơ sinh phát triển ?

Thị giác của trẻ sơ sinh phát triển dần dần trong 6 đến 8 tháng tuổi. Lúc này, trẻ mới có khả năng nhìn thấy thế giới gần giống như người trưởng thành.

Mặc dù đôi mắt của trẻ sơ sinh có khả năng nhìn tốt khi mới sinh, nhưng não của trẻ chưa sẵn sàng xử lý tất cả thông tin thị giác đó, vì vậy mọi thứ sẽ khá mờ nhạt trong suốt một thời gian. Khi não bộ của trẻ phát triển, khả năng thị giác của trẻ cũng tăng theo, mang đến cho trẻ những công cụ cần thiết để hiểu và quản lý môi trường xung quanh mình.

Mặc dù ở những tháng đầu đời, trẻ chỉ có thể nhìn thấy khuôn mặt của cha mẹ khi được bế ở cự ly gần, nhưng phạm vi nhìn rõ của trẻ vẫn sẽ được phát triển đều đặn theo từng tháng.

2. Quá trình phát triển thị giác của trẻ sơ sinh

Lúc đầu, trẻ sơ sinh không thể nhìn được xa hơn 20 đến 30 cm . Với cự ly này, trẻ chỉ có thể nhận ra khuôn mặt của người đang ôm trẻ. Em bé có thể phát hiện được ánh sáng, hình dạng và chuyển động, nhưng ở những tháng đầu đời tất cả đều khá mờ. Một cách thích hợp, khuôn mặt của cha mẹ là điều hấp dẫn nhất đối với trẻ ở độ tuổi này (tiếp theo là các họa tiết có độ tương phản cao như bàn cờ), vì vậy hãy đảm bảo cho bé nhiều cơ hội nhìn cận cảnh sự vật.

2.1 1 tháng tuổi

Khi mới sinh, em bé không biết cách sử dụng đôi mắt của mình, vì vậy chúng có thể vận động một cách ngẫu nhiên hoặc đưa hai mắt về cùng một phía. Trong 1 tháng tuổi hoặc tháng tiếp theo, trẻ sẽ có thể tập trung liên tục cả hai mắt và theo dõi một đối tượng chuyển động. Trẻ cũng có thể thích chơi mắt với cha mẹ: Với khuôn mặt của cha mẹ ở rất gần trẻ, di chuyển đầu của cha mẹ chậm rãi từ bên này sang bên kia, với mắt của trẻ và mắt cha mẹ nhìn nhau.

2.2 2 tháng tuổi

Em bé của bạn có thể nhìn thấy màu sắc ngay từ khi sinh ra, nhưng trẻ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các tông màu tương tự, chẳng hạn như đỏ và cam. Đó là một lý do khiến cho trẻ thích các mẫu đen trắng hoặc có độ tương phản cao.

Trong vài tháng tiếp theo, não của trẻ sơ sinh dần phát triển và hoạt động để học cách phân biệt màu sắc. Do đó, trẻ có thể sẽ bắt đầu tỏ ra thích những màu cơ bản tươi sáng và những thiết kế phức tạp và chi tiết hơn. Khuyến khích sự phát triển này bằng cách cho trẻ xem tranh, ảnh, sách và đồ chơi. Trong vài tháng tới, trẻ cũng sẽ hoàn thiện kỹ năng theo dõi đối tượng của mình.

2.3 4 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu phát triển nhận thức chiều sâu. Từ trước đến nay, trẻ gặp nhiều khó khăn để xác định vị trí, kích thước và hình dạng của một vật thể, sau đó nhận được thông điệp từ não đến bàn tay để đưa tay ra và nắm lấy nó.

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ có cả sự phát triển về vận động để xử lý công việc và sự trưởng thành trong não bộ để phối hợp tất cả các chuyển động cần thiết và hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ có thể giúp con luyện tập bằng cách đưa cho con những món đồ chơi dễ cầm nắm như lục lạc (nếu không con sẽ lấy tóc, kính hoặc hoa tai của bạn).

Trẻ 4 tháng tuổi
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ có cả sự phát triển về vận động để xử lý công việc và sự trưởng thành trong não bộ để phối hợp tất cả các chuyển động cần thiết và hoàn thành nhiệm vụ

2.4 5 tháng tuổi

Trẻ đang trở nên tốt hơn trong việc phát hiện các đồ vật rất nhỏ và theo dõi các đồ vật chuyển động. Trẻ thậm chí còn có thể nhận ra thứ gì đó sau khi chỉ nhìn thấy một phần của nó. Đây là bằng chứng về sự hiểu biết mới chớm nở của trẻ về tính vĩnh viễn của vật thể, nghĩa là biết rằng mọi thứ tồn tại ngay cả khi trẻ không thể nhìn thấy chúng vào một thời điểm. Trẻ có thể phân biệt giữa các màu đậm tương tự và sẽ bắt đầu nghiên cứu những khác biệt tinh tế hơn giữa các màu phấn.

2.5 8 tháng tuổi

Vào độ tuổi này thị giác của trẻ gần như đã trưởng thành về độ nét và nhận thức. Mặc dù sự chú ý của trẻ sẽ tập trung hơn vào các vật thể ở gần, nhưng tầm nhìn của trẻ đủ xa để nhận ra mọi người và các đồ vật trong phòng.

3. Vai trò của cha mẹ khi luyện thị giác cho trẻ

Hãy chắc chắn rằng bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của trẻ trong mỗi lần khám sức khỏe và chăm sóc sức khỏe định kỳ theo lịch trình. Bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc và sự liên kết của mắt trẻ và khả năng di chuyển chúng một cách chính xác, cũng như việc tìm kiếm các dấu hiệu của các bệnh lý mắt bẩm sinh hoặc các vấn đề khác. Cha mẹ cần chắc chắn thảo luận với bác sĩ của trẻ nếu cha và/ hoặc mẹ có tiền sử gia đình về các vấn đề nghiêm trọng về mắt - đặc biệt là các vấn đề xuất hiện trong thời thơ ấu.

Khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra khả năng nhìn của trẻ (thị lực) bằng cách sử dụng các biểu đồ có hình ảnh hoặc chữ cái. Nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ vấn đề nào hoặc nếu gia đình của trẻ có tiền sử các bệnh về mắt, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ nhãn khoa nhi. Điều quan trọng là phải chẩn đoán và điều trị các vấn đề về mắt sớm vì một số vấn đề về mắt rất khó hoặc không thể sửa chữa được.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn tất cả các mẫu và hình ảnh khác, vì vậy hãy để bé nghiên cứu khuôn mặt của bạn bằng cách để khuôn mặt của bạn gần khuôn mặt của bé (đặc biệt là khi bé mới sinh). Khuyến khích trẻ quan tâm đến các màu sắc cơ bản và bảng màu khi bé lớn hơn.

Trẻ 3 tháng tuổi
Khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, bác sĩ có thể kiểm tra khả năng nhìn của trẻ (thị lực) bằng cách sử dụng các biểu đồ có hình ảnh hoặc chữ cái

4. Khi nào cần lưu tâm đến thị giác ở trẻ sơ sinh?

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của trẻ khi khám định kỳ, nhưng nếu cha mẹ nhận thấy điều gì đó có vẻ không ổn, hãy đề cập đến nó và trao đổi ngay với bác sĩ của trẻ. Một số dấu hiệu bất thường liên quan đến thị giác ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ không theo dõi một đồ vật như khuôn mặt của cha mẹ hoặc tiếng lục lạc bằng cả hai mắt khi bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi.
  • Em bé của bạn gặp khó khăn khi di chuyển một trong hai mắt theo mọi hướng.
  • Đôi mắt của bé nhấp nháy và không thể giữ yên.
  • Hầu hết thời gian, mắt của bé bị chéo, hoặc một hoặc cả hai mắt của bé có xu hướng quay vào trong hoặc ra ngoài. Điều này có thể là bình thường trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời trẻ, nhưng hãy nói với bác sĩ nếu nó kéo dài hơn thế.
  • Một trong những con ngươi của trẻ có màu trắng.
  • Đôi mắt của trẻ có vẻ nhạy cảm với ánh sáng và liên tục chảy nước mắt hoặc chảy ghèn.
  • Nếu trẻ sinh non - đặc biệt là sinh non có bị nhiễm trùng hoặc cần điều trị bằng oxy - thì bé có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề về mắt, bao gồm loạn thị (nhìn mờ), cận thị (cận thị), bệnh võng mạc do sinh non ( sự phát triển bất thường của mạch máu có thể dẫn đến mù lòa), và chứng lác (lệch mắt). Bác sĩ của trẻ sẽ đề cập đến tình trạng sinh non của trẻ khi đánh giá mắt và đưa ra các yêu cầu chuyển tuyến nếu cần thiết.
Vấn đề tiêm chủng cho trẻ sinh non (Phần 1)
Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề về mắt như loạn thị, cận thị, bệnh võng mạc do sinh non,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

127.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan