Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ học cách tập trung tầm nhìn, tiếp cận, khám phá và tìm hiểu về những điều xung quanh chúng. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đang phát triển mối liên kết giữa tình yêu và niềm tin với cha mẹ và những người khác như một phần về cảm xúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên

1.1 Giai đoạn 1: trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên này, cơ thể và bộ não của trẻ sơ sinh đang học làm quen với thế giới bên ngoài. Từ sơ sinh đến ba tháng, em bé của bạn có thể bắt đầu:

  • Trong vòng 3 tháng đầu trẻ sẽ học cách cười và đáp lại nụ cười của bạn
  • Trẻ sẽ cố gắng để nâng đầu và ngực lên cao, điều này cho thấy hệ cơ và xương của trẻ đã được nâng lên một mức độ mới
  • Chăm chú nhìn theo những đồ vật dễ gây sự chú ý
  • Đưa tay lên miệng
  • Cầm nắm đồ vật
  • Nắm hoặc chạm vào những đồ vật trong tầm mắt, mặc dù những đồ vật này ở trong khoảng cách không thể với tới

Cha mẹ có thể tìm hiểu cách làm quen với trẻ ở tuần đầu tiên trong bài viết sau: Tuần đầu tiên sau khi chào đời: Làm quen với trẻ

Trẻ biết lẫy
Đến tháng thứ 3 trẻ có thể biết ngóc đầu và lẫy

1.2 Giai đoạn 2: trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong những tháng này, các bé thực sự học cách tiếp cận và thực hiện những điều mà trẻ muốn với thế giới xung quanh chúng. Trẻ có thể nắm chặt đồ vật xung quanh bằng tay và tạo ra những âm thanh như tiếng nói hay tiếng cười một cách rõ nét. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẽ:

  • Lật qua lật lại và trườn tới nơi mà mình muốn
  • Phát ra âm thanh như ngôn ngữ thực
  • Cười thành tiếng
  • Đưa tay ra và lấy các đồ vật trong tầm mắt của trẻ, có thể dùng tay để điều khiển đồ chơi và các vật khác

1.3 Giai đoạn 3: trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn nửa cuối năm đầu tiên của trẻ sơ sinh, bé sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi xác định có thể đến một vị trí nào đó bằng cách lết hoặc bò, trẻ sẽ mất vài tháng để khám phá cách bò tiến hoặc bò lùi. Cha mẹ nên dành thời gian để cùng con tận hưởng khoảng thời gian này.

  • Bé bắt đầu bò bằng tay và đầu gối, bao gồm cả việc trườn, một số trẻ sẽ không bò mà chuyển từ giai đoạn trường sang đi
  • Trẻ có thể ngồi mà không cần phải hỗ trợ
  • Trẻ có thể đáp lại và phản ứng với những từ quen thuộc, chẳng hạn như tên của trẻ bằng cách dừng lại và nhìn bạn, một số trẻ nói sớm sẽ bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản như ba, me...
  • Trẻ biết vỗ tay và thích chơi những trò chơi như trốn tìm, tìm đồ vật
  • Cha mẹ cần dùng các phương pháp để kích thích trí não trẻ phát triển và cần đặc biệt chú ý bảo vệ an toàn cho trẻ.
Trẻ em chậm biết đi
Trẻ bắt đầu biết bò hoặc trườn trong giai đoạn 3

1.3 Giai đoạn 3: trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn cuối trong năm đầu tiên của trẻ là giai đoạn đánh dấu quá trình chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang em bé. Tất nhiên, trẻ cũng cũng vẫn chỉ là một đứa bé. Giai đoạn này, trẻ đang học cách:

  • Bắt đầu tự ăn bằng muỗng, thành thạo kỹ năng cầm nắm hơn, có thể giữ đồ vật bằng ngón trỏ và ngón cái
  • Trẻ có thể cầm nắm khi đi bộ nhằm khám phá thế giới xung quanh
  • Trẻ có thể nói một hoặc hai từ đơn giản như cha, mẹ. Trung bình trẻ sẽ nói được 3 từ trước sinh nhật đầu tiên, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển kỹ năng của từng trẻ
  • Chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn để thu hút sự chú ý của cha mẹ
  • Trẻ bắt đầu học theo những hành động của bạn, chẳng hạn như giả vờ nghe điện thoại
  • Bạn hãy đồng hành cùng trẻ trong những bước đi đầu đời và giữ an toàn cho trẻ trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Hoàn thiện các kỹ năng của trẻ bằng các phối hợp các phương pháp giáo dục sớm.

Ở giai đoạn này, ngoài sự nỗ lực của trẻ, cha mẹ cũng cần tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu thực sự cảm thấy có gì đó không ổn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ bởi nếu có vấn đề gì thì can thiệp sớm là tốt và bạn chính là người hiểu rõ con bạn nhất.

Thực tế không có một khoảng thời gian nào là chính xác tuyệt đối để trẻ thực hiện các kỹ năng của bản thân. Nếu trẻ chưa đạt được những kỹ năng theo các giai đoạn trên thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi đây là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Trẻ em
Cha mẹ cần theo dõi và động viên để trẻ có thể hoàn thiện các kỹ năng

2. Một số cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tích cực trong năm đầu tiên

Sau đây là một số điều bạn nên thực hiện , với tư cách là cha mẹ để giúp con bạn phát triển tích cực trong thời gian này:

  • Bạn nên dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Trẻ sẽ thấy an toàn hơn khi nghe thấy giọng nói của bạn.
  • Trả lời khi bé phát ra âm thanh bằng cách lặp lại âm thanh và thêm từ. Điều này sẽ giúp trẻ học cách sử dụng ngôn ngữ.
  • Đọc cho bé nghe: Điều này sẽ giúp bé hiểu ngôn ngữ và âm thanh.
  • Hát cho bé nghe và chơi cùng bé: Điều này sẽ giúp bé có niềm yêu thích với âm nhạc và sẽ giúp não bộ phát triển.
  • Cần tích cực khen ngợi và dành nhiều sự quan tâm yêu thương trẻ.
  • Dành thời gian âu yếm và bế trẻ nhiều nhất có thể. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được chăm sóc và an toàn.
  • Chế độ ăn uống của trẻ: cân nặng của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này là một trong các mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên bạn không nên quá đặt nặng vấn đề này, dễ gây áp lực tâm lý đối với bản thân cũng như với trẻ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Chơi với trẻ: Quan sát trẻ thật kỹ để biết dấu hiệu mệt mỏi hay quấy khóc để trẻ nghỉ chơi.
  • Đánh lạc hướng trẻ bằng đồ chơi và đưa bé đến khu vực an toàn khi bé bắt đầu di chuyển và chạm vào những thứ bé không nên chạm vào.
  • Chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Làm cha mẹ có thể là công việc khó khăn, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cha mẹ luôn nghĩ theo hướng tích cực nhất và biết yêu thương bản thân.
Cách dạy trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm
Nên dành nhiều thời gian trò chuyện và âm yếm trẻ

3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên

Bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ được an toàn. Là cha mẹ, công việc của bạn chính là cần tạo sự an toàn cho trẻ, bao gồm cả thể xác và cảm xúc. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên:

  • Đừng lay, lắc trẻ bởi lúc này cổ của trẻ còn rất yếu. Nếu bạn lắc trẻ, điều này có thể gây tổn thương não, thậm chí khiến trẻ tử vong
  • Hãy chắc chắn rằng bạn luôn để ý mỗi khi trẻ ngủ bởi một số trẻ có thể mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ( SIDS)
  • Khi ngồi oto, cần đặt bé ngồi ghế sau và có ghế riêng dành cho trẻ sơ sinh
  • Thức ăn của trẻ cần được cắt thành miếng nhỏ để tránh tình trạng trẻ bị nghẹn. Ngoài ra, không nên cho trẻ chơi những đồ vật có kích thước nhỏ bởi trẻ rất dễ nuốt những đồ vật này
  • Bảo vệ trẻ khỏi khói thuốc. Không cho phép bất cứ ai hút thuốc trong nhà bạn
  • Không để trẻ chơi bất cứ thứ gì che mặt của trẻ
  • Không bao giờ để thức ăn nóng hay nước nóng gần trẻ
  • Cần tiêm vắc - xin cho trẻ đầy đủ và đúng thời gian để bảo vệ sức khỏe.

Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có thể đạt được một số mốc phát triển trước thời gian nhất định hoặc cũng có thể sẽ chậm hơn. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự chậm phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát và nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần cho bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Nếu thực sự có vấn đề, việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt hơn.

Để giúp con phát triển toàn diện từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ nên bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Hãy đồng hành cùng con trong quá trình phát triển và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

260.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan