Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 31 sau sinh

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Ở tháng tuổi thứ 31 trẻ sẽ thích hoạt động chơi đùa ở ngoài trời hơn. Trẻ cũng có thể cần chuẩn bị cho một vai trò mới trong gia đình là chính thức trở thành người anh hoặc chị nếu mẹ mang bầu em bé tiếp theo. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ nên dành thời gian nhiều cho bản thân mình và những niềm vui cá nhân.

1. Chuẩn bị đón sự chào đời của em gái hay em trai mới

Em bé chập chững biết đi của bạn chính là mối quan tâm lớn và duy nhất của bạn, cho đến khi một đứa trẻ khác xuất hiện! Nếu bạn đang mang thai lần tiếp theo, bạn có thể lo lắng về việc làm thế nào để bé thích nghi với việc chuyển đổi từ em bé nhỏ nhất nhà sang vai trò một anh chị lớn. Bạn có thể tự hỏi khi nào và làm thế nào để nói với trẻ về em bé sắp chào đời - và trẻ sẽ phản ứng như thế nào?.

Để bắt đầu, điều quan trọng là chính bố và mẹ là người đầu tiên thông báo tin này cho trẻ - không phải bạn bè hay người thân hoặc hàng xóm. Hãy nói với trẻ bằng một thái độ tích cực nhưng tránh những lời hứa rằng sẽ rất vui khi có một em bé chơi cùng, bởi vì thành thật mà nói, điều đó sẽ không xảy ra trong ít nhất thời gian đầu và chỉ khiến bạn thất vọng. Thay vào đó, hãy chỉ cho bé hình ảnh em bé sơ sinh nếu bạn bắt gặp tại cửa hàng hoặc công viên. Nói cho trẻ một thực tế rằng các bé sơ sinh đều còn nhỏ, ăn nhiều, ngủ nhiều và thậm chí khóc nhiều. Đôi khi mẹ có thể chủ động đọc cho bé một cuốn sách về việc trở thành một người anh lớn như thế nào để giúp trẻ hình dung.

Em bé của bạn có thể bày tỏ suy nghĩ tích cực và tiêu cực về anh chị em mới của mình, và đó là bình thường. Hãy cho bé được chuẩn bị vì bé thực sự liên quan đến giai đoạn sau khi em bé thứ hai chào đời. Hãy cho trẻ biết trẻ có thể nói chuyện với người thiên thần nhỏ bên trong bụng bạn nếu trẻ muốn. Ngoài ra, hãy mua cho con bạn một con búp bê để bé học đóng vai trò là anh chị lớn.

Đau bụng khi mang thai
Chuẩn bị tâm lý đón sự chào đời của thành viên mới cho bé

Khi bạn đến gần ngày dự sinh, hãy nói với trẻ biết rằng bạn sẽ ở trong bệnh viện cho đến khi em bé mới chào đời và bé sẽ ngủ ở nhà với bà. Trẻ có thể thích giúp bạn đóng gói các hành lý để đi đến bệnh viện của bạn và cả túi hành lý của mình. Hãy đặt một bức ảnh của mẹ và trẻ vào phía bên trên túi đồ đạc của trẻ. Trong suốt thai kỳ của bạn và kể cả sau khi sinh con, mẹ nên trấn an để trẻ hiểu rằng bạn yêu bé vô cùng và sẽ luôn luôn như vậy!

2. An toàn khi vui chơi ngoài trời

Một đứa trẻ có thể tìm thấy nhiều niềm vui hơn khi được chơi đùa ở ngoài trời: không gian rộng mở với sân chơi, bãi cát, vòi phun nước, và thậm chí là tuyết! Chơi ngoài trời là một cách tuyệt vời để giúp bé hoạt động thể chất. Mẹ hãy luôn duy trì việc này và giúp bé thực hiện và duy trì các biện pháp phòng ngừa và các quy tắc an toàn khi vui chơi ngoài trời.

Hãy luôn luôn chỉ cho con bạn biết ranh giới, cho dù đó là trong sân vườn của nhà bạn, công viên hoặc khu cắm trại. Và mặc dù trẻ đã hiểu mình được phép đi đâu, bạn vẫn cần theo dõi sát sao. Khi trẻ vui chơi ở khu vực có nước, việc giám sát trẻ là việc cực kỳ quan trọng. Tuyệt đối không bao giờ để bé ở một mình gần khu vực hồ bơi, và hãy chắc chắn rằng lối vào và lối ra được an toàn.

Hãy dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da của bé khi bé vui chơi ngoài trời.

Nếu con bạn đang hứng thú hoặc dành rất nhiều thời gian để chơi với chiếc xe đạp của trẻ, bạn nên trang bị cho bé một mũ bảo hiểm gọn nhẹ. Mũ bảo hiểm có thể ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng ở đầu và thậm chí tử vong trong trường hợp tai nạn xe đạp. Hãy tìm một chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn mà bé yêu thích

3. Vượt qua các cảm giác mặc cảm ở mẹ

Các bà mẹ có xu hướng có cảm giác tội lỗi ở tất cả các nơi. Những cảm xúc không vui và cảm giác không thỏa đáng thường xuất hiện từ ngày đầu tiên đứa trẻ được sinh ra. Nếu không được kiểm soát, những cảm giác tội lỗi tự áp đặt này sẽ tiếp tục trong suốt thời gian làm mẹ, thậm chí tồi tệ hơn có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.

Đã đến lúc mẹ nên vượt qua mặc cảm và tận hưởng việc làm mẹ thay vì để những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng phá vỡ sự tự tin của bạn và đè bẹp tinh thần của bạn!

Trầm cảm thai kỳ
Người mẹ cần vượt qua cảm giác mặc cảm tránh dẫn tới trầm cảm sau sinh

Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, mọi thứ thường không diễn ra theo kế hoạch. Con bạn với những ý kiến ​​và tính cách không phải lúc nào cũng phù hợp với những gì bạn nghĩ là tốt cho con.

Nếu bạn đang có cảm giác là bạn là bạn không cư xử tốt với đứa trẻ của bạn, hãy xin lỗi trẻ. Trẻ có thể tỏ ra rất rộng lượng và thông cảm khi bạn nói lời xin lỗi với trẻ đó.

Bạn cũng nên dành nhiều thời gian cho bản thân và cho mối quan hệ với chồng. Vâng, bạn là một người mẹ, nhưng bạn cũng là một người vợ, một người con, một người bạn, và một người có sở thích và nhu cầu của riêng mình. Tất cả những điều đó không thay đổi chỉ vì bạn có một đứa con. Hãy cho trẻ biết rằng bạn là một người có giá trị và trẻ sẽ học cách tôn trọng bạn hơn và bạn là người phụ nữ tuyệt vời đang chăm sóc trẻ mỗi ngày.

Cho dù những vấn đề đến từ con bạn, mẹ chồng, chị gái hoặc chính bạn, đừng để bản thân rơi vào những cảm giác tội lỗi. Bạn đang nuôi dạy con cái bằng cách tốt mà bạn có thể, và không có cha mẹ nào là hoàn hảo, phải không? Bạn hãy lắng nghe tiếng nói bên trong của lý trí. Tự trách móc bản thân chỉ khiến bạn cảm thấy tổn thương và ngăn cản bạn tập trung năng lượng vào những gì mang lại niềm vui cho bạn trong cuộc sống.

Khám nhi
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường cần được thăm khám bởi các chuyên gia Nhi khoa

Ngoài ra, trẻ 31 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

137 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan