Phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường?

Khi mới chuyển từ giai đoạn chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn thêm thức ăn đặc hơn, phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường? Mỗi ngày trẻ đi ngoài bao nhiêu lần? Độ đặc và màu sắc của phân như thế nào? Là những vấn đề được cha mẹ đặc biệt quan tâm.

1. Ăn dặm là gì?

Ăn dặm được xem là chuyển biến lớn của trẻ, chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa hoặc sữa công thức sang chế độ ăn có thức ăn đặc như cháo, bột,... Theo các bác sĩ, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm các cơ quan miệng, lưỡi, hệ tiêu hóa của trẻ có thể hoạt động tốt để nuốt và tiêu hóa thức ăn đặc.

2. Phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường?

Nhiều phụ huynh khá băn khoăn trước vấn đề phân của trẻ 6 tháng ăn dặm có thay đổi gì so với giai đoạn trước. Thực tế, khi bắt đầu ăn thức ăn đặc (ngoài sữa), phân của trẻ sẽ có sự thay đổi:

2.1. Số lần đi đại tiện của trẻ

Số lần đi đại tiện của trẻ ăn dặm sẽ thay đổi theo từng thời kỳ ăn dặm. Cụ thể, thay vì đi ngoài khoảng 3 - 4 lần/ngày như trước thì bé có thể đi khoảng 1 - 2 lần/ngày hoặc cũng có ngày không đi lần nào.

Để hệ tiêu hóa của trẻ không chịu áp lực trong thời điểm này thì cha mẹ chỉ nên bổ sung các loại cháo, bột ăn dặm lỏng, giúp hệ tiêu hóa quen dần với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Phân của bé ăn dặm
"Phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường" được nhiều bậc cha mẹ quan tâm

2.2. Tính chất phân của bé ăn dặm

Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn phải tập làm quen với phương pháp ăn dặm mới. Vì thế, trẻ thường có hiện tượng phân sống (tức là ăn gì thì sẽ đi ngoài ra thứ đó). Chẳng hạn, nếu trẻ được ăn cháo rau xanh thì phân sẽ có lợn cợn rau. Nếu đồ ăn của trẻ chứa nhiều chất xơ thì có thể phần thức ăn đó vẫn còn nguyên vẹn trong phân. Nếu trẻ ăn cà rốt, hôm sau đi ngoài phân có thể lợn cợn cà rốt.

Độ rắn hay lỏng, màu sắc phân của bé khi ăn dặm cũng phụ thuộc vào đồ ăn hôm trước của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng nếu trẻ đi ngoài phân xanh. Ngoài ra, phân trẻ ăn dặm cũng không mịn như khi bé bú sữa mẹ hoàn toàn.

Đặc biệt, nếu trẻ đã ăn dặm quen với các loại rau củ, thịt cá thì phân của bé sẽ khá nặng mùi so với lúc còn bú sữa mẹ hoàn toàn. Phân bé cũng đặc hơn so với khi chỉ bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, cha mẹ nên gọi bác sĩ nếu phát hiện phân của bé ăn dặm có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Bé có triệu chứng mới như nôn, trớ;
  • Phân có máu tươi hoặc phân đen (trừ phân su);
  • Phân có màu trắng hoặc xám;
  • Phân của bé có lượng lớn chất nhầy hoặc nước;
  • Trẻ đi ngoài với số lần và số phân nhiều hơn bình thường;
  • Phân cứng hoặc trẻ phải cố rặn khi đi ngoài.

Với thông tin trên, hẳn phụ huynh đã nắm được phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường. Nhìn chung, phân của bé trong thời kỳ ăn dặm sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm mà trẻ ăn. Cha mẹ nên theo dõi tần suất đi ngoài, màu sắc và độ đặc phân của bé ăn dặm để nắm rõ được sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, bé có thể bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

156K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan