Nguyên nhân khò khè ở trẻ em

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là triệu chứng hô hấp rất phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Khò khè là âm thanh gần giống với tiếng ngáy, có thể nghe bằng tai (áp sát tai) hoặc bằng ống nghe. Phần lớn âm thanh khò khè nghe được khi trẻ thở ra, tuy nhiên khi trẻ hít vào cũng có thể bị khò khè. Vậy nguyên nhân gây khò khè ở trẻ em là gì?

1. Nhận diện những dấu hiệu thở khò khè ở trẻ

Khò khè là triệu chứng rất phổ biến trong suốt thời thơ ấu và trẻ em dưới 3 tuổi, ngoại trừ ở giai đoạn sơ sinh tương đối hiếm. Khoảng 19% trẻ em 10 tuổi từng có khò khè với độ tuổi trung bình khởi phát là 3 tuổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu dân số cho biết 30% trẻ em bị khò khè trong giai đoạn mắc nhiễm trùng hô hấp trước năm 3 tuổi. Khò khè tái diễn thường xảy ra, nhưng phần lớn chúng giảm dần theo độ tuổi của đứa trẻ.

Khò khè ở trẻ em đôi khi bị hòa lẫn với các nguyên nhân gây tạp âm khác bao gồm tất cả các nguyên nhân gây tắc nghẹt mũi trong 2 năm đầu đời.

Khò khè có thể là triệu chứng đơn độc hoặc phối hợp với các triệu chứng khác của hệ hô hấp và ngoài hô hấp. Trẻ thường được đưa đến khám không phải vì khò khè đơn độc mà do các lí do khác như ho, khó thở, sốt, nếu khò khè đơn độc thì phải là khò khè dai dẳng hoặc tái diễn nhiều lần. Khò khè có thể lành tính và tự giới hạn nhưng cũng có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý cấp tính nặng.

Khò khè là âm thanh có âm sắc cao như tiếng huýt sáo xuất hiện khi các đường hô hấp nhỏ bị hẹp lại do co thắt phế quản, dày niêm mạc do viêm phù nề, quá nhiều chất tiết hoặc dị vật đường thở. Nó được nghe chủ yếu trong khi thở ra do tắc nghẽn đường thở ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó, nó có nhiều âm sắc đa dạng khe hẹp đường thở ở nhiều mức độ như trong bệnh hen suyễn. Khò khè đơn âm sắc được tạo ra trong các đường hô hấp lớn hơn trong thì thở ra như khí quản hoặc phế quản đoạn xa.

XEM THÊM: Trẻ bị khò khè: Nhận diện dấu hiệu bất thường

Nguyên nhân trẻ thở khò khè
Trẻ thở khò khè kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn

2. Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ em

Nhóm nguyên nhân Bệnh lý
Cấp tính Viêm tiểu phế quản
Hen phế quản
Viêm phế quản
Viêm thanh khí phế quản
Dị vật đường thở
Dị vật thực quản
Từ từ bất thường cấu trúc Bất thường sụn khí phế quản
Vòng mạch hoặc sling
Hẹp khí quản
Khối trung thất
Tim to
Từ từ bất thường chức năng Hen phế quản
Trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng hít
Xơ nang
Bệnh phổi mạn
PCD
Suy giảm miễn dịch
Dị vật đường thở bỏ quên
Bất thường chức năng dây thanh âm
Bệnh phổi kẽ

Bảng 1: Phân loại khò khè theo diễn biến

Tuổi < 12 tháng > 12 tháng
Thường gặp Viêm tiểu phế quản
Viêm phổi
Hen nhũ nhi
Trào ngược dạ dày thực quản
Hen phế quản
Dị vật đường thở
Ít gặp Loạn sản phế quản phổi
Dị vật đường thở bỏ quên
Hội chứng hít
Rối loạn nuốt
Dị vật đường thở bỏ quên
Viêm phổi không điển hình
Hiếm gặp Tim bẩm sinh
Suy giảm miễn dịch
Bất thường lông chuyển biểu mô hô hấp
Lao hạch
Hạch to
U trung thất
Nhiễm ký sinh trùng phổi
Dị tật bẩm sinh:
Dị tật đường thở
Rò khí thực quản
Vòng mạch, sling
Lắng động sắt
Thiếu hụt alpha1 - antitrysin

Bảng 2: Phân loại khò khè theo tuổi

Khò khè ở trẻ em có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý lâm sàng đa dạng. Theo đó, cần tìm kiếm nguyên nhân và đánh giá tình trạng lâm sàng cẩn thận trước khi tiến hành điều trị. Không phải mọi trường hợp khò khè đều là dấu hiệu của bệnh hen phế quản nhưng có thể dự đoán nguy cơ hen ở những trẻ khò khè. Thử nghiệm dị ứng ở những trẻ nhỏ này có thể có giá trị đáng kể trong tìm kiếm các chất gây dị ứng có thể tránh được. Tình trạng bệnh tật cũng như chất lượng cuộc sống được cải thiện nếu liệu pháp điều trị được bắt đầu trong thời gian thích hợp.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan