Thế nào được gọi là chậm mọc răng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch...

1. Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng đều như vậy. Có những trẻ răng mọc rất sớm nhưng cũng có những trẻ đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng. Vậy tại sao trẻ mọc răng chậm dù được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng?

Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới, lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Nếu trẻ được 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc cái răng nào thì có thể khẳng định là trẻ bị mọc răng chậm.


Dấu hiệu nhận biết chậm mọc răng ở trẻ nhỏ là gì?
Dấu hiệu nhận biết chậm mọc răng ở trẻ nhỏ là gì?

Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo một tiến trình theo nguyên tắc công 4 như sau:

  • Tháng thứ 7 bắt đầu mọc răng cửa
  • Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa giữa (gồm: 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới)
  • Tháng thứ 15 mọc thêm 4 răng cửa bên (tức là mọc đủ 8 răng cửa)
  • Tháng thứ 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ
  • Tháng thứ 23 mọc thêm 4 răng nanh
  • Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng số 5
  • Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi.
  • Răng khôn thì mọc muộn hơn hẳn, khoảng sau 17 tuổi.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Như thế nào là chậm mọc răng?

Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng.

  • Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng khi đến tháng thứ 6 và đến khoảng 2 tuổi rưỡi là bé sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Do đó, nếu qua 12 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa nhú chiếc răng sữa nào thì bé nhà bạn bị chậm mọc răng.
  • Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ.
  • Nếu trẻ em chậm mọc răng kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm... thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý.

Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì chứng tỏ bé chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để các bác sĩ khám và can thiệp xử lý kịp thời.

3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

3.1. Nguyên nhân khách quan

  • Do di truyền

Một trong những lý do chính khiến trẻ mọc răng chậm là do di truyền. Hãy xem xét tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp vấn đề này không. Nếu có, thì bạn có thể cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.

  • Do thời điểm sinh sớm/muộn khác nhau:

Những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân thường sẽ có khả năng mọc răng chậm so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nặng.

  • Nhiễm khuẩn khoang miệng

​Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng thì có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Hệ quả là răng trẻ sẽ không thể mọc lên được.

Trẻ bị chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng thì khoang miệng có mùi hôi, trẻ bị đau, hay quấy khóc.

Một số bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm, răng miệng trẻ đặc biệt là vùng lợi, nướu bị tổn thương cũng dẫn tới tình trạng bị mọc răng chậm.


Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mọc răng chậm là do di truyền
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ mọc răng chậm là do di truyền

3.2. Nguyên nhân chủ quan

  • Do suy tuyến giáp:

Suy tuyến giáp có thể gây mọc răng chậm ở trẻ. Với trường hợp này, trẻ cần được tư vấn y tế. Suy tuyến giáp cũng có thể gây ra chậm đi, chậm nói và thừa cân ở trẻ.

  • Do bẩm sinh:

Theo các bác sĩ thì trẻ chậm mọc răng có thể do nguyên nhân bẩm sinh và không hẳn do trẻ thiếu chất. Những trẻ bị sinh non thường có tỷ lệ răng mọc chậm hơn những trẻ sinh đầy đủ ngày tháng bình thường.

  • Do thiếu vitamin D:

Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D có thể là lý do em trẻ chậm mọc răng. Nguồn vitamin D chính là ánh nắng mặt trời. Hãy cung cấp bổ sung kịp thời. Thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những em trẻ sinh non. Việc thiếu Vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ Canxi.

  • Do thiếu canxi:

Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Trong 6 tháng đầu trẻ vẫn bú sữa mẹ, do đó nếu người mẹ trong quá trình cho trẻ bú ăn uống kiêng khem sẽ dẫn đến thiếu canxi để cung cấp cho trẻ. Ngoài ra, việc cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều lượng Photpho cũng có thể khiến cho việc hấp thụ canxi của trẻ bị giảm đi.

  • Do thiếu MK7

​MK7 là một loại vitamin K2, đảm đương nhiệm vụ chính là đưa Canxi ở máu vào xương và răng giúp trẻ mọc răng đều đẹp, khỏe. Với nhiều bé có thể đã bổ sung đủ hàm lượng canxi và Vitamin D sẵn sàng, nhưng thiếu đi MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30%.

  • Hấp thụ quá nhiều Photpho:

​Quá nhiều Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu. Trẻ bị thừa Photpho còn kèm theo các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận và tim phình to ...

  • Suy dinh dưỡng:

Thể chất của trẻ kém phát triển, không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động cho trẻ cũng có thể khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ có đủ dinh dưỡng, thể chất tốt.

  • Trẻ mắc một số bệnh lý:

Có thể do trẻ mắc hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng có khả năng mọc răng chậm hơn bình thường.

4. Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không?

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi con chậm mọc răng vì mọc răng chậm không gây nguy hiểm cho con, và cũng không nên so sánh với các trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau. Có trẻ 4 tháng đã mọc răng, có trẻ lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2 hay 3 tuổi với đầy đủ 20 răng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa các trẻ đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Thường thì, trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm mọc răng hơn các trẻ khác, nhưng mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng. Đối với các trẻ mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.


Cần làm gì khi phát hiện con mọc răng chậm?
Cần làm gì khi phát hiện con mọc răng chậm?

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên coi thường việc mọc răng chậm ở trẻ, vì chậm mọc rang có thể là 1 trong những dấu hiệu của 1 bệnh lý khác cần được khám và điều trị kịp thời, thêm nữa nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa mọc quá chậm.
  • Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành "hàm răng đôi", trường hợp hiếm có thể xảy ra là răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng.
  • Viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu.
  • Sâu răng, ngay khi răng còn ở dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể phát triển. Tình trạng này có thể lây lan, khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.

5. Cách đối phó với việc trẻ chậm mọc răng

Khi thấy trẻ mọc răng muộn thì điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là nên xem xét tình trạng sức khỏe trẻ như thế nào, tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm mọc răng để có được những giải pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

Ngay từ giai đoạn mang thai và cho con bú người mẹ nên ăn uống đa dạng, đủ chất, không nên quá kiêng khem. Trong đó, quan trọng nhất là cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin... cho thai nhi được phát triển toàn diện nhất có thể.

Để đối phó với việc trẻ chậm mọc răng, mẹ cần:

5.1. Thay đổi thói quen hàng ngày:

  • Cần bổ sung thêm vitamin D 400UI/ ngày đối với trẻ dưới 1 tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức dưới 600ml/ ngày để dự phòng thiếu vitamin D cho trẻ.

5.2. Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ:

  • Đảm bảo cân đối khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo...
  • Thực đơn dành cho các trẻ chậm mọc răng nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo... Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và nhất là đạm động vật trong quá trình ăn dặm của trẻ. Có thể nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc bạn có thể ép lấy nước cho trẻ uống hoặc xay cả bã và cho trẻ dùng.
  • Ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng chính, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm sữa chua hoặc phô mai.
  • Nên tập cho trẻ ăn uống theo thời gian biểu và tránh ăn vặt.
  • Nên tăng cường sữa 500-800ml mỗi ngày. Đặc biệt, không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng bởi có thể làm giảm hấp thu canxi.
  • Ngoài ra, nên để trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động cũng là biện pháp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.

Chậm mọc răng ở trẻ không nguy hiểm, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp nha sĩ khi quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc cái răng nào. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe