Làm sao để bé không bị hăm tã lót?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hăm tã hay còn gọi là hăm da tã lót là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là vào mùa hè, khí hậu nồm ẩm khiến da bị bí bách, khó thoát mồ hôi, dẫn đến hăm tã và rôm sảy. Vấn đề này đã khiến các bậc phụ huynh đau đầu trong quá trình chăm sóc em bé của mình.

Biểu hiện của hăm tã thông thường là trẻ sẽ bị đỏ vùng mông, bẹn và sinh dục. Hăm tã gây ngứa, khiến trẻ đau và quấy khóc nếu như cha mẹ không có cách trị hăm tã hiệu quả.

Hăm tã ở trẻ em thường nặng trong một số tình huống như:

  • Trẻ có tiền sử viêm da cơ địa;
  • Trẻ bị tiêu chảy;
  • Trẻ bị dị ứng bỉm dẫn đến hăm tã;
  • Mẹ sử dụng các loại khăn ướt có mùi thơm để vệ sinh cho trẻ;

Một số lưu ý để tránh hăm tã và rôm sảy cho trẻ trong mùa hè theo hướng dẫn của Bác sĩ CKI Lê Thị Thu Hằng - Vinmec Hải Phòng chính là:

  • Thay bỉm thường xuyên cho trẻ mỗi 2-3 giờ;
  • Rửa sạch vùng da tã lót với nước và lau bằng khăn mềm;
  • Nên để da khô thoáng trước khi đóng bỉm;
  • Bôi kem trị hăm tã vào vùng mông, bẹn cho bé;
  • Không nên đóng bỉm liên tục trong thời tiết nóng ẩm;

Trong trường hợp trẻ bị hăm tã kéo dài và cha mẹ đã áp dụng cách chữa hăm tã cho bé nhưng không có hiệu quả thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan