Khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Hồi sức tim phổi CPR là sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp nhân tạo để phục hồi lượng máu giàu oxy tới não bệnh nhân. Đây là kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp hồi sức cấp cứu do tai nạn, ngạt thở, điện giật, hít phải chất độc. Vậy khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ?

1. Hồi sức tim phổi là gì?

Hồi sức tim phổi (CPR) là một thủ thuật khẩn cấp, kết hợp giữa ấn ngực và thông khí nhân tạo mục đích để hồi phục lượng máu giàu oxy lên não của bệnh nhân, từ đó bảo tồn chức năng não của bệnh nhân được nguyên vẹn cho đến khi các biện pháp tiếp theo được thực hiện.

2. Khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi cho trẻ?

Ngừng tim, ngừng thở ở trẻ em thường là hậu quả của chấn thương mạnh, một số bệnh lý hoặc bệnh tim bẩm sinh. Trẻ cũng có thể ngừng tim, ngừng thở do đuối nước, ngạt thở, giật điện, ngộ độc, sốc phản vệ...

Kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR được bắt đầu càng sớm càng tốt để khả năng phục hồi của trẻ được tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kỹ thuật này, cần xác định thời điểm tiến hành phù hợp. CPR chỉ được thực hiện khi bệnh nhân không thở được hoặc máu lưu thông không đầy đủ. Thời gian là yếu tố rất quan trọng khi xử lý cấp cứu trẻ bị ngưng tim, ngưng thở. Thông thường, tổn thương não sẽ xuất hiện sau 4 phút và dẫn đến tử vong từ 4 đến 6 phút sau đó.


Tình huống trẻ đuối nước, cần được tiến hành hồi sức tim phổi ngay
Tình huống trẻ đuối nước, cần được tiến hành hồi sức tim phổi ngay

3. Những thao tác cấp cứu cơ bản trong hồi sức tim phổi cho trẻ em

  • Kiểm tra khả năng phản ứng của trẻ, lắc hoặc vỗ nhẹ và quan sát xem bé có thể cử động hay phát ra âm thanh hay không (rên rỉ, khóc..). Hãy hỏi to rằng: “Con có ổn không?” hoặc “ Nói cho mẹ (ba, chú, cô...) biết con thấy thế nào?”
  • Nếu trẻ không có phản ứng, hãy la to để xin trợ giúp. Hãy nhờ ai đó gọi ngay cấp cứu. Không để trẻ một mình để đi gọi cấp cứu. Trong trường hợp không có ai xung quanh, bạn hãy thực hiện phương pháp hồi sức CPR cho trẻ trong khoảng 2 phút rồi mới gọi cấp cứu.
  • Cẩn thận khi đặt trẻ nằm ngửa. Nếu trẻ có nguy cơ bị chấn thương cột sống, phải có 2 người di chuyển nhắm tránh phần đầu và cổ của bé bị lúc lắc.
  • Đảm bảo đường thở thông thoáng. Đẩy đầu trẻ hơi ngửa ra phía sau bằng cách dùng một tay nhẹ nhàng nâng cằm bé, tay kia ấn nhẹ vào phần trán.
  • Quan sát, lắng nghe và cảm giác hơi thở của trẻ. Hãy ghé sát tai bạn vào gần miệng và mũi của trẻ, chú ý nhìn xem những cử động của lồng ngực. Dùng máu để kiểm tra làn hơi.
  • Nếu đứa trẻ không tự thở được cần nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên cả miệng và mũi. Cách làm khác là chỉ dùng miệng của bạn trùm phần mũi, tay bạn giữ phần miệng bé đóng chặt lại. Nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi nên kéo dài trong vòng một giây và phải đảm bảo làm cho lồng ngực trẻ phồng lên.
  • Thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách: Đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa ngựa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú một chút. Tránh ấn nhầm do đặt tay quá sâu về phía dưới của ngực. Bạn hãy đặt tay còn lại lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau. Ấn xuống và tạo một áp lực ép sâu khoảng từ 1/3 -1/2 ngực trẻ. Ấn khoảng 30 lần, sau mỗi lần ấn, hãy để cho ngực trẻ trở lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo. Hãy ấn “nhanh” và “mạnh”, tránh gián đoạn. Đếm nhanh mỗi khi bạn ấn xuống ; “1,2,3....29,30, hết”

Thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách đặt 2 ngón vào đúng vị trí ngực của trẻ
Thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách đặt 2 ngón vào đúng vị trí ngực của trẻ

  • Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa và nên làm cho lồng ngực phồng lên.
  • Tiếp tục thực hiện CPR. Bóp tim ngoài lồng ngực ( ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút.
  • Sau 2 phút, nếu đứa trẻ vẫn chưa thể tự thở bình thường được, không ho, không có bất kỳ một cử động nào. Hãy để trẻ nằm yên rồi chạy đi gọi cấp cứu (trong trường hợp chỉ có một mình bạn tại hiện trường)
  • Tiếp tục lặp lại quy trình hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có dấu hiệu sống hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế

Nếu trẻ bắt đầu tự thở trở lại, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Vinmec là sự lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ hiện nay
Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Vinmec là sự lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ hiện nay

  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

XEM THÊM:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe