Kẽm và vi chất dinh dưỡng kết hợp để chống lại chứng viêm đường tiêu hóa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và giảm cân. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đánh giá về việc bổ sung kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống để phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cũng như điều trị rối loạn nhiễm khuẩn tiêu hóa.

1. Vi chất kẽm rất cần thiết cho cơ thể

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của con người, xúc tác hơn 100 loại enzym và giúp điều chỉnh biểu hiện gen. Những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, nghiện rượu, bệnh viêm ruột và các hội chứng kém hấp thu sẽ có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.

Các triệu chứng thiếu kẽm không đặc hiệu, bao gồm chậm lớn, tiêu chảy, rụng tóc, viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, giảm khả năng miễn dịch và thiểu năng sinh dục ở nam giới. Ở các nước đang phát triển, bổ sung kẽm có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh tiêu chảy và như một biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Kẽm kết hợp với chất chống oxy hóa có thể có hiệu quả khiêm tốn trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già. Đồng thời, đây cũng là một trong các vi chất dinh dưỡng được sử dụng để điều trị hiệu quả bệnh Wilson.

Kẽm được dung nạp tốt ở liều lượng khuyến cáo. Các tác dụng phụ của việc sử dụng kẽm liều cao trong thời gian dài bao gồm khả năng miễn dịch bị ức chế, giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ cao, thiếu máu, thiếu đồng và có thể có các biến chứng sinh dục.

Kẽm là nguyên tố vi lượng được phân bố phong phú thứ hai trong cơ thể sau sắt. Kẽm xúc tác hoạt động của enzym, góp phần vào cấu trúc protein và điều chỉnh sự biểu hiện gen.

Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt bò, gia cầm, hải sản và ngũ cốc. Các sản phẩm bổ sung kẽm thường chứa từ 7 đến 80 mg kẽm nguyên tố, được bào chế dưới dạng oxit kẽm hoặc muối với axetat, gluconat và sulfat.

Sản phẩm bổ sung kẽm thường được sử dụng để giảm bớt một số tình trạng bệnh, bao gồm trạng thái thiếu kẽm, tiêu chảy, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI), vết thương chậm lành và virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Kẽm được hấp thụ ở ruột non. Việc giảm hoặc tăng lượng kẽm trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dự trữ kẽm trong cơ thể. Kẽm là đồng yếu tố tạo ra polymerase và protease liên quan đến nhiều chức năng của tế bào (ví dụ: Sửa chữa vết thương, tái tạo tế bào biểu mô ruột).

Kẽm cũng là đồng yếu tố đối với thymulin, một loại hormone tuyến ức cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào lympho T. Kẽm có đặc tính chống oxy hóa và có thể bảo vệ chống thoái hóa điểm vàng khỏi stress oxy hóa.

Kẽm và vi chất dinh dưỡng kết hợp để chống lại chứng viêm đường tiêu hóa
Kẽm là một trong các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình trao đổi chất của con ngườ

2. Bổ sung kẽm hợp lý

Các khuyến nghị chính thức trong việc bổ sung kẽm tính đến thời điểm hiện nay gồm có:

  • Kẽm làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ em.
  • Kẽm acetate là một liệu pháp duy trì hiệu quả cho bệnh Wilson.
  • Thiếu kẽm lâm sàng ở người lớn nên được điều trị bằng cách bổ sung kẽm gấp 2-5 lần chế độ ăn được khuyến nghị.
  • Kẽm kết hợp với vitamin C và E, beta-carotene có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già.

Thiếu kẽm mức độ nhẹ nên được điều trị bằng cách bổ sung kẽm với liều lượng gấp 2-3 lần chế độ ăn được khuyến nghị (RDA), trong khi thiếu hụt từ trung bình đến nặng có thể được điều trị bằng 4-5 lần RDA. Việc điều trị nên kéo dài trong 6 tháng.

Đối với tiêu chảy cấp ở trẻ em suy dinh dưỡng từ 6 đến 36 tháng tuổi, 20mg kẽm nguyên tố mỗi ngày đã được sử dụng. Để làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nên sử dụng 80 mg kẽm nguyên tố với 2mg đồng mỗi ngày kết hợp với 500 mg vitamin C, 400 IU vitamin E và 15 mg beta-caroten.

Mặc dù có nhiều vai trò thiết yếu trong sinh lý con người, nhưng không có dữ liệu chắc chắn nào hỗ trợ việc bổ sung vi chất kẽm cho những người có tình trạng kẽm bình thường. Tuy nhiên, kẽm kết hợp với chất chống oxy hóa có thể có hiệu quả khiêm tốn trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Việc bổ sung vi chất kẽm liên tục lên đến trên mức dung nạp có thể được xem là an toàn. Liều cao hơn nên được hạn chế sử dụng trong thời gian ngắn vì tăng nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thiếu đồng, thiếu máu và các biến chứng sinh dục.

3. Kẽm và các vi chất dinh dưỡng kết hợp để chống lại nhiễm khuẩn tiêu hóa

Bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan với suy dinh dưỡng và giảm cân, mặc dù điều này đã trở nên ít phổ biến hơn với những tiến bộ trong điều trị và tỷ lệ bệnh nhân thuyên giảm lớn hơn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt ở bệnh nhân đang có bệnh ruột non và/hoặc cắt bỏ nhiều lần.

Các quan sát dịch tễ học và các phát hiện lâm sàng đã củng cố khái niệm rằng, thiếu hụt dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng đều làm suy giảm phản ứng đường tiêu hóa cũng như thay đổi tính nhạy cảm với chứng viêm hay các bệnh khác.

Sự tương tác của lượng vi chất dinh dưỡng, các chỉ số sinh hóa về tình trạng dinh dưỡng và 4 trạng thái nhiễm khuẩn tiêu hóa hóa cụ thể được xem xét. Những tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh celiac và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đồng thời do sử dụng chế độ ăn không có gluten trong một thời gian dài.
  • Dinh dưỡng vi chất như một yếu tố quan trọng quyết định khả năng miễn dịch đối với 2 loại bệnh viêm ruột chính: Viêm loét đại tràngbệnh Crohn.
  • Tiêu chảy liên quan đến HIV/AIDS và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đồng thời có thể trở nên trầm trọng hơn khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có hoạt tính cao.

Tóm lại, đối với mỗi tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa, việc tăng cường kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị.

Nguồn tham khảo: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, europepmc.org, researchgate.net, aafp.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan