Kali trong chế độ ăn của trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Việc bổ sung kali cho trẻ với các loại thực phẩm giàu kali có thể giúp giữ huyết áp trong giới hạn lành mạnh, giảm nguy cơ sỏi thận, giảm tình trạng loãng xương. Tuy nhiên, cũng có một số nguy tiềm tàng có liên quan đến việc tiêu thụ ít kali (hạ kali máu) và quá nhiều kali (tăng kali máu) nên các bậc cha mẹ cần lưu ý.

1. Tại sao kali lại quan trọng?

Kali là một trong những chất điện giải rất cần thiết đối với cơ thể con người nói chung và trẻ em nói riêng. Kali kết hợp với natri nhằm kiểm soát sự cân bằng nước trong cơ thể của trẻ, giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Trên thực tế, chế độ ăn ít kali và quá nhiều natri có thể là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Kali cũng góp phần hỗ trợ duy trì chức năng của cơ và điều hòa nhịp tim ở mức ổn định. Về lâu dài, điều chỉnh nồng độ kali và nồng độ natri máu ở mức cân bằng có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã xác định kali là một trong những chất dinh dưỡng mà trẻ em ở độ tuổi đi học bị thiếu nhiều nhất.

Kali rất quan trọng đối với cơ thể. Nhưng quá kali trong máu cao có thể gây hại. Khi thận của bé chưa hoàn thiện và hoạt động tốt, quá nhiều kali có thể khiến chúng tích tụ lại trong máu. Cơ thể trẻ nhận được kali chủ yếu từ nguồn thực phẩm bé ăn. Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì nồng độ kali máu ở mức bình thường. Những trẻ như vậy có thể cần phải hạn chế hoặc không ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng kali cao.

Tăng kali máu
Tăng kali trong máu có thể gây hại

2. Con bạn cần bao nhiêu kali?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kali của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là độ tuổi của bé:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 3.000 mg mỗi ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 3.800 mg mỗi ngày.

Tuy nhiên trẻ không cần nhận đủ lượng kali theo khuyến cáo này hàng ngày. Thay vào đó chúng có thể được tích lũy theo đơn vị trung bình là một vài ngày hoặc một tuần tùy theo sự lựa chọn của các bậc cha mẹ.

3. Nguồn kali tốt

Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa một lượng kali nhất định. Điều quan trọng là cần tránh xa hoặc hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều kali trong trường hợp bé gặp vấn đề về thận hoặc trong trường hợp lượng kali trong máu của trẻ đang ở mức quá cao. Một số thực phẩm giàu kali bao gồm: Chuối, cam, khoai tây, nước ép cam, khoai lang, nước ép bưởi, nước sốt cà chua, dưa lưới... Danh sách dưới đây sẽ hướng dẫn các bậc cha mẹ trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ dựa vào hàm lượng kali trong thực phẩm. Lưu ý rằng hầu hết các loại trái cây, nước trái cây và rau củ đều chứa nhiều kali, đặc biệt là khi ăn trực tiếp.

Hàm lượng kali

Các bà mẹ có thể loại bỏ bớt hàm lượng kali trong một số loại thực phẩm như khoai tây và các loại rau xanh bằng cách làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Khoai tây gọt vỏ và cắt miếng nhỏ
  • Rau ngâm trong nước nóng trong 2 giờ hoặc ngâm trong nước lạnh qua đêm
  • Để ráo nước và rửa thật sạch rau trong nước ấm
  • Đổ nước vừa ngập rau, đun sôi trong 5 phút và đun nhỏ lửa cho đến khi chín
  • Để ráo nước và chế biến (luộc, xào hoặc nghiền) cho trẻ ăn.

Trái cây tươi và rau quả là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Sữa, thịt và ngũ cốc cũng chứa kali, nhưng trẻ không dễ hấp thụ từ những nguồn này. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cung cấp một danh sách cụ thể các loại thực phẩm với hàm lượng kali tương ứng như sau:

  • 1/2 củ khoai tây nướng vừa: 463 mg
  • 1/2 cốc nước ép mận khô: 352 mg
  • 1/4 hộp mận khô: 318 mg
  • 1/4 hộp nho khô: 299 mg
  • 1/2 cốc nước ép cà chua: 278 mg
  • 1/4 chén đậu trắng: 251 mg
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho mẹ và bé
Các loại hạt có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ nên cần hết sức cẩn thận

  • 1/2 cốc nước cam: 248 mg
  • 1/4 cốc đậu lima: 242 mg
  • 30g hạt hướng dương: 241 mg
  • 1/4 cốc bí đỏ: 224 mg
  • 1/2 quả chuối vừa: 211 mg
  • 1/4 bát canh rau bina nấu chín: 210 mg
  • 1/2 chén dưa đỏ: 208 mg
  • 30g hạnh nhân: 200 mg
  • 1/2 quả cà chua vừa: 146 mg
  • 1/2 chén ngũ cốc cám với nho khô: 181 mg
  • 1/2 quả cam vừa: 118 mg
  • 1/4 cốc mật ong: 97 mg
  • 1/2 quả dưa hấu: 85 mg

Lượng kali sẽ thay đổi đôi chút tùy thuộc vào kích thước của trái cây cũng như nhãn hiệu của sản phẩm. Lưu ý rằng một số thực phẩm (như trái cây khô và các loại hạt) có nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ nên cần hết sức cẩn thận trong việc cho bé ăn. Trẻ cũng có thể ăn nhiều hoặc ít hơn lượng được khuyến nghị, tùy thuộc vào độ tuổi và khẩu vị của bé. Các bậc cha mẹ nên cân nhắc để ước lượng hàm lượng dinh dưỡng cho phù hợp.

4. Trẻ có nhận được quá nhiều kali không?

Trẻ tăng nhịp tim kèm lồi mắt
Mất cân bằng nồng độ kali trong cơ thể dẫn tới mệt mỏi

Trên thực tế, trẻ có thể nhận được quá nhiều lượng kali mà cha mẹ của trẻ không hề hay biết dù điều này khó xảy ra. Các chuyên gia dinh dưỡng không xác định mức tiêu thụ kali khuyến nghị cho trẻ hay lượng calo tối đa được coi là an toàn khi trẻ đưa vào cơ thể mỗi ngày. Điều quan trọng là cơ thể cần phải được duy trì sự cân bằng kali tốt. Quá nhiều kali có thể khiến kali tích tụ trong máu. Trong khi chế độ ăn nghèo kali hoặc mất kali do nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể gây hạ kali huyết.

Những tác dụng phụ của mất cân bằng nồng độ kali trong cơ thể bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, dễ bị chuột rút, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc thậm chí gây mất ổn định nhịp tim.

Trong khi nhiều thực phẩm và tạp chí nuôi dạy trẻ khác nhau nhấn mạnh tầm quan trọng của các bữa ăn cân bằng cho bé bao gồm các loại vitamin và chất dinh dưỡng, một chất trong số đó thường bị bỏ sót, đó chính là kali. Mặc dù hầu hết trẻ em khỏe mạnh đều có đủ lượng kali trong cơ thể, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu bé được đảm bảo ăn những loại thực phẩm lành mạnh. Thiếu kali ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh và tình trạng sức khỏe phổ biến ở người lớn như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tăng cân và trầm cảm. Do đó các bậc cha mẹ cần đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho trẻ.

Ngoài kali và một chế độ ăn khoa học, trong giai đoạn này trẻ cũng cần được bổ sung thêm lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, stanfordchildrens.org, superhealthykids.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan