Dinh dưỡng đầy đủ nhưng con vẫn thấp bé?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Hưng - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Mặc dù hiện nay nhiều bậc cha mẹ không coi cân nặng là yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu như trẻ ăn nhiều, được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng vẫn thấp bé thì cũng là vấn đề khiến các bố mẹ phải lo ngại và tìm hiểu nguyên nhân tại sao như vậy.

Điều đầu tiên, phụ huynh cần biết những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, tiếp theo đó là các mốc thời gian quan trọng tác động nhiều nhất lên việc tăng trưởng về chiều cao:

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ được chỉ ra, bao gồm: Yếu tố di truyền theo chiều cao bố mẹ, khẩu phần dinh dưỡng tốt cho từng giai đoạn, ngủ đủ giấc theo độ tuổi, các hoạt động thể dục thể thao, giới tính cũng như một số bệnh mãn tính và bệnh nội tiết khác.
  • Các mốc thời gian quan trọng mà phụ huynh cần chú ý, vì giai đoạn này tác động nhiều nhất lên tăng trưởng chiều cao của trẻ: Giai đoạn bào thai, giai đoạn 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền - dậy thì. Trong đó giai đoạn 3 năm đầu đời là giai đoạn gần như quan trọng nhất.

Cụ thể:

1. Giai đoạn bào thai

Trong giai đoạn mang thai, mẹ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm:

  • Chất bột, đường (Carbohydrate);
  • Chất đạm (Protein): Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, đạm thực vật gồm các loại đậu và hạt;
  • Chất béo (Lipid);
  • Các Vitamin, chất xơ và khoáng chất: Mẹ bầu cần chú ý bổ sung Acid Folic, Canxi, Vitamin D và Sắt.

Mẹ bầu cần tránh tối đa các stress, bổ sung đủ nước, ngủ đủ giấc, bên cạnh đó phụ huynh có thể tương tác với thai nhi qua âm nhạc, đọc truyện...

Các hoạt động thể dục nhẹ nhàng, tránh sang chấn hay các động tác đột ngột, đi bộ là một chọn lựa tốt giai đoạn này.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần khám thai định kì, thực hiện các tầm soát trước sinh và nhận lời khuyên từ bác sĩ sản khoa.

Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ
Trong 1 năm đầu đời, sữa là thức ăn chính của trẻ.

2. Giai đoạn 3 năm đầu đời

Trước 1 tuổi, sữa vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng chính giúp bé tăng trưởng và phát triển. Nếu phụ huynh giảm lượng sữa mỗi ngày và thay bằng thức ăn dặm, cơ thể của bé có khả năng không thích ứng, vì thế trẻ sẽ không thể phát triển tốt, sai lầm này thường xảy ra khi phụ huynh thấy trẻ ít uống sữa (sinh lý – Wonder weeks), nên sẽ có tâm lý cho trẻ ăn bù. Hiện tại chưa có khuyến cáo nào về phương pháp ăn dặm tốt nhất, nên phụ huynh có thể cân nhắc chọn lựa tùy theo tập quán và điều kiện từng gia đình. Cần lưu ý, phương pháp ăn dặm bé chỉ huy có nguy cơ cao gây hóc dị vật ở trẻ dưới 07 tháng tuổi.

  • Cần tập cho trẻ phân biệt ngày/đêm từ ngay sau sinh, để trẻ có thể dễ dàng hơn với việc đi vào giấc ngủ. Việc ngủ đủ giấc, ngủ xuyên đêm được chứng minh là tác động tốt đến tốt đến tăng trưởng chiều cao. Thời gian ngủ cho trẻ theo khuyến cáo của WHO là 14-17 giờ cho trẻ dưới 3 tháng và 12-16 giờ đối với trẻ 4-11 tháng bao gồm giấc ngủ ngắn.
  • Giai đoạn này trẻ cần bổ sung 400 đơn vị Vitamin D mỗi ngày, thiếu Vitamin D còn ảnh hướng thứ phát đến vấn đề kém hấp thu, cũng như miễn dịch. Thêm vào đó, việc bổ sung Vitamin K cũng rất quan trọng. Vitamin K và Vitamin D hoạt động cùng nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình chuyển hóa canxi. Vitamin K có nhiều trong rau xanh, thức ăn lên men, lòng đỏ trứng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vẫn có nguy có thiếu Vitamin K nếu trẻ có nhiều đợt dùng kháng sinh hoặc dung kháng sinh kéo dài... Tùy theo từng giai đoạn ăn dặm, để phụ huynh có thể chọn thức ăn phù hợp.
  • Có thể cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời sớm, nếu không gian trong lành và sạch sẽ. Đặc biệt khi trẻ có thể bò, ngồi hay vịn đi ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh để trẻ cố định một chỗ lâu hơn 1 giờ như xe đẩy, ghế ngồi ăn... . Trẻ có thể tham gia các trò chơi để phát triển giác quan, chơi với quả bóng, tập đi...
  • Khi chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trẻ vẫn chậm tăng trưởng về chiều cao (năm thứ nhất trẻ tăng 20-25 cm, 3 tháng đầu tăng 10-12 cm), cần đi khám bác sĩ để thăm khám, tư vấn để tìm nguyên nhân khác: Như dị ứng đạm sữa, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh tiêu hóa mãn tính, rối loạn chuyển hóa...
Tiêu chảy ở trẻ có lây không
Tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

1-3 tuổi:

  • Khác với giai đoạn trước 01 tuổi, giai đoạn này thức ăn là dinh dưỡng toàn diện cho trẻ, tuy nhiên vẫn duy trì việc bổ sung sữa, việc chọn lựa sữa cho trẻ ngoài sữa mẹ cũng dễ dàng hơn so với giai đoạn trước. Trẻ cần ăn khẩu phần ăn đa dạng, đủ chất, với đạm, chất béo, tinh bột, các vitamin, chất xơ và khoáng. Cần chú ý các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm...
  • Trẻ vẫn nên được cung cấp Vitamin D uống với liều lượng 600 đơn vị/ngày.
  • Từ 1-2 tuổi chiều cao trẻ có thể tăng trung bình 12 cm và từ 2-3 tuổi là 9 cm.
  • Duy trì giấc ngủ, có thể gắng với các hoạt động bổ ích để tạo nhịp sinh học như đọc truyện cho trẻ mỗi buổi tối trước khi đi vào giấc ngủ. Thời gian ngủ trung bình 11-14 giờ mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ ngắn.
  • Các hoạt động thể chất ngoài trời là rất cần thiết ở giai đoạn này, thời gian ít nhất là 180 phút mỗi ngày, nên cho trẻ tham gia với các trò chơi mang tính vận động. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia với các game mang tính di chuyển trên các bãi cát, bãi cỏ hay môi trường nước với sự giúp đỡ, giám sát của phụ huynh, nhằm phát triển các kĩ năng và giác quan.
  • Từ giai đoạn này, trẻ cũng cần tẩy giun định kỳ.

Từ năm thứ 4 trở đi, chiều cao trẻ tăng từ 5-6cm mỗi năm.

Nếu các hoạt động trên, phụ huynh đã thực hiện tốt, tuy nhiên chiều cao trẻ vẫn chưa đạt như tiêu chuẩn. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở uy tín, để trẻ được thăm khám, tư vấn và bổ sung các xét nghiệm tìm nguyên nhân khác (nếu cần).

3. Trẻ bị dị ứng thực phẩm

Giai đoạn dậy thì ở trẻ gái trung bình 10-16 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, chiều cao của trẻ tăng nhanh rõ rệt, có khoảng thời gian 1-2 năm, chiều cao của trẻ đạt đến 8-12cm mỗi năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng khi vào giai đoạn dậy thì, chiều cao trẻ sẽ chững lại, tăng trung bình còn 1-2 cm mỗi năm.

Vậy nên, giai đoạn này ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ như đã nói, trẻ vẫn cần tiếp tục được bổ sung sữa 500-600ml/ngày. Trẻ ăn 3 bữa chính với bữa ăn sáng là quan trọng nhằm giúp cung cấp đủ năng lượng cho trẻ học tập và hoạt động, tuyệt đối không bỏ bữa. Có thể bổ sung cho trẻ thêm 2 bữa ăn phụ. Các thức ăn giàu canxi là sữa, tôm cua, cá nhỏ nguyên xương, trứng. Bên cạnh đó, sắt là thành phần quan trọng trong tạo máu, việc thiếu sắt làm trẻ chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến sức học và tư duy, thức ăn giàu sắt có nhiều trong gan động vật, thịt đỏ, cá, rau dền. Kẽm có nhiều trong nghêu, ốc, hến...Muối iot cũng đóng vai trò quan trọng.

Quan sát trẻ để tránh tình trạng trẻ đi ngủ muộn, thời gian ngủ không đủ, do độ tuổi này trẻ dễ bị tác động bởi mạng xã hội, các trò chơi trực tuyến... Thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 10-11 giờ cho trẻ 7-12 tuổi, 8-9 giờ cho trẻ hơn 12 tuổi.

Luyện tập thể dục thể thao giai đoạn này là hết sức quan trọng (thời gian ít nhất 60 phút mỗi ngày), nó không chỉ giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao mà còn tăng cường về thể lực, sức bền cũng như đáp ứng miễn dịch. Tùy không gian, điều kiện gia đình, nhà trường và giới tính của trẻ, trẻ có thể tham gia các môn như bơi lội, bóng rổ, chạy bộ...

Một lưu ý khác khá quan trọng là phụ huynh cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, trước 8 tuổi với bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, để trẻ được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: who.int, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan