Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Cẩm Vân - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 07 năm làm Bác sĩ nội trú và Bác sĩ điều trị Nhi - Sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đặc biệt, bác có thế mạnh trong việc chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, hồi sức sơ sinh, bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, nuôi dưỡng, các vấn đề thường gặp trẻ sơ sinh.

Nhiều trẻ sinh non được cứu sống, nhưng lại có nguy cơ bị mù cả hai mắt vĩnh viễn do bệnh võng mạc ở trẻ sinh non không được chữa trị kịp thời. Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh đòi hỏi phải được tiến hành sớm và tích cực.

1. Tầm soát trước điều trị

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non giai đoạn đầu không thể phát hiện được bằng mắt thường. Nhìn bề ngoài, mắt bé trông có vẻ hoàn toàn bình thường. Đến khi biểu hiện ra thấy rõ là bệnh đã ở giai đoạn quá muộn và không còn cơ hội chữa khỏi. Vì vậy, cần phải cho bé khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa mắt trong vòng khoảng 4 tuần sau sinh nhằm sớm chẩn đoán bệnh cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.

Tại Việt Nam, tầm soát bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thường thực hiện ở tất cả những trẻ có đặc điểm sau:

  • Sinh non dưới 34 tuần
  • Cân nặng khi sinh nhỏ hơn 2kg
  • Có các yếu tố nguy cơ như: Suy hô hấp, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm trùng...

Để phát hiện bệnh, trước tiên trẻ sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử với mục đích giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ võng mạc. Sau đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ khám và đánh giá mắt cho trẻ với bộ thiết bị chuyên dụng, bao gồm: máy đặc biệt và đèn soi đáy mắt gián tiếp (tương tự như một thấu kính hội tụ).

bệnh võng mạc
Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh phải được tiến hành sớm và tích cực

2. Chuẩn bị trước khi đi khám mắt

Nhằm giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra mắt, quý phụ huynh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Đăng ký trước ngày khám: Bố mẹ có thể đăng ký qua mạng, qua điện thoại hoặc đến trực tiếp nơi khám mà không cần đưa trẻ theo. Sau đó chỉ cần cho bé đến khám mắt vào đúng ngày giờ đã hẹn để tránh phải chờ đợi.
  • Nhịn bú trước khám ít nhất 1h: Trẻ nhỏ thường hay khóc trong quá trình khám, dẫn hít sặc sữa rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Nhịn bú trước đó sẽ góp phần đề phòng tình huống này xảy ra.
  • Mang theo giấy tờ cần thiết, ví dụ như: Giấy xuất viện, giấy giới thiệu khám mắt, kết quả khám thai và siêu âm của mẹ, phiếu hẹn tái khám... Bác sĩ cần nắm rõ tất cả các chi tiết liên quan đến thời gian mang thai trước đây cũng như giai đoạn sơ sinh của bé.
Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Những điều cần biết
Nên cho trẻ nhịn bú 1 giờ đồng hồ trước khi đến khám bệnh võng mạc

3. Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh

3.1. Nguyên lý điều trị

Nguyên lý chung trong việc điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh:

  • Ngăn ngừa bong võng mạc do bệnh tiến triển nặng
  • Giảm nguy cơ hình thành thêm võng mạc vô mạch

3.2. Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh hiện nay đang được áp dụng bao gồm:

Bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia laser chiếu xuyên qua đồng tử đã được tra giãn, tác động trực tiếp và chính xác lên võng mạc để đốt, tạo ra những nốt sẹo bỏng nhỏ. Kỹ thuật này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường và đề phòng bong võng mạc.

  • Liệu pháp làm lạnh (còn gọi là Lạnh đông - cryotherapy)

Kỹ thuật này cũng có chung mục đích là tạo sẹo bên trong võng mạc, ngăn chặn được sự lan rộng của các mạch máu bất thường và bong võng mạc. Tuy nhiên, phẫu thuật viên sẽ dùng một đầu kim loại làm lạnh để tác động gián tiếp lên võng mạc thông qua củng mạc. Trước khi thực hiện cần phải phẫu tích kết mạc để bộc lộ vùng củng mạc giúp đạt được hiệu quả mong muốn tại võng mạc.

  • Thắt củng mạc

Bác sĩ sẽ đặt một dải silicone xung quanh lòng trắng của mắt và dán chặt vào đó. Biện pháp này giúp đẩy mắt theo hướng vào trong, ngăn chặn dịch thủy tinh làm bong các mô sẹo, từ đó võng mạc được giữ trên thành sau của mắt lâu hơn. Đến khi mắt của bé phát triển ổn định thì cần phải loại bỏ miếng khóa silicone, nếu không trẻ có thể bị cận thị.

  • Loại bỏ dịch thủy tinh (vitrectomy)

Trong thủ thuật này, phần dịch thủy tinh trong mắt trẻ sẽ được loại bỏ và thay vào đó bằng dung dịch saline nước muối sinh lý. Sau đó bác sĩ có thể lột hoặc cắt bỏ sẹo trên võng mạc, giúp chúng giãn ra và nằm sát vào thành sau mắt. Phương pháp phẫu thuật này thường chỉ định cho trẻ mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn 5 (bong toàn bộ võng mạc).

Điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Những điều cần biết
Phương pháp Ngưng kết quang học dùng tia laser tác động trực tiếp lên võng mạc

4. Tái khám và theo dõi

Hiệu quả của các biện pháp điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu trẻ chỉ mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình, kèm theo phát hiện sớm thì sẽ có kết quả khả quan. Đôi khi nhiều trẻ mắc bệnh võng mạc tự phục hồi, không cần phải chữa trị. Ngược lại, khi bệnh đã nặng thì dù cho có chữa trị bằng hình thức nào thì nguy cơ mất thị lực vẫn rất cao. Thậm chí trong trường hợp chẩn đoán trễ, bệnh đã tiến đến giai đoạn bong võng mạc thì trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn.

Tuy nhiên ngay cả khi điều trị mang lại hiệu quả thì một số biến chứng muộn vẫn có thể xảy ra như:

Chức năng nhìn sau này sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình trưởng thành của trẻ. Chính vì vậy, theo dõi lâu dài tại bệnh viện chuyên khoa mắt - nhi đóng vai trò cần thiết nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời. Đặc biệt là cần chú ý đến những trường hợp chỉ có một bên mắt bị bệnh hay mức độ bệnh của cả hai mắt không đồng đều.

Vì sự an toàn cho mắt của trẻ, cha mẹ không thể bỏ qua việc đưa bé đi kiểm tra mắt định kỳ. Tuân thủ lịch hẹn tái khám xuyên suốt và lâu dài theo chỉ định của bác sĩ là điều rất quan trọng. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non nếu không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến biến chứng mù lòa rất nguy hiểm, khó có khả năng bình phục. Do vậy, trẻ sinh non, cân nặng thấp và có nhiều nguy cơ thì phải được tầm soát sàng lọc bệnh ngay sau khi sinh.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan