Dấu hiệu và biến chứng của trẻ bị viêm V.A mãn tính

Viêm V.A là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1-5 tuổi (ở Việt Nam còn được gọi là bệnh sùi vòm mũi họng). Trẻ bị viêm V.A cấp nếu không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến tình trạng viêm V.A mãn tính, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.


Viêm V.A mãn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần. Bản chất của V.A là một tổ chức lympho đóng vai trò bảo vệ đường hô hấp trên giống như amidan. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.

1. Dấu hiệu viêm V.A mãn tính ở trẻ em

Trẻ thường hay sốt vặt (hoặc thỉnh thoảng sốt), chậm phát triển so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Tai hơi bị nghễnh ngãng nên trẻ kém tập trung, đãng trí, não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính.

Dấu hiệu đặc trưng của viêm V.A mạn tính là chảy nước mũi và nghẹt mũi mạn tính:

  • Khối viêm V.A càng to thì nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng, lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh hoặc chảy nước mũi mủ (bội nhiễm).
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ nghẹt về đêm, nhiều sẽ nghẹt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn làm cho trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.

Biến chứng của viêm V.A mãn tính ở trẻ em


Viêm tai giữa là biến chứng của viêm V.A ở trẻ
Viêm tai giữa là biến chứng của viêm V.A ở trẻ

Trẻ bị viêm V.A mãn tính có thể kéo theo một số biến chứng như:

  • Gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ, nếu không điều trị sẽ dẫn đến giảm thị lực.
  • Có thể gây viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản.
  • Làm cho trẻ phải thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng qua nên nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu). Vì vậy, người ta gọi là bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt V.A.
  • Khiến cho trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần (chậm chạp, kém hoạt bát, ít chịu chơi, học tập kém), nghe kém.
  • Trẻ khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, thường giật mình, nghiến răng khi ngủ và có thể bị đái dầm.
  • Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.

Nguyên tắc phòng bệnh viêm V.A cho trẻ em


Khi cho trẻ ra ngoài đường cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn
Khi cho trẻ ra ngoài đường cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn

  • Vệ sinh sạch mũi, họng, miệng cho trẻ hàng ngày.
  • Không cho trẻ uống nước lạnh và ăn các thực phẩm lạnh.
  • Vệ sinh môi trường tốt, tránh bụi, khói, ẩm ướt.
  • Khi cho trẻ ra ngoài đường cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe