Đại tiện không tự chủ sau sinh

Đại tiện không tự chủ tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái. Không những gây khó chịu, ngứa ngáy, viêm nhiễm, đau đớn vùng hậu môn trực tràng cho người bệnh, tình trạng này còn là nguyên nhân khiến người bệnh mất tập trung khi làm việc, có mặc cảm tự ti, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về chứng đại tiện không tự chủ sau sinh.

1. Đại tiện không tự chủ là gì?

Tình trạng phân từ trực tràng són ra ngoài liên tục khi người bệnh đang làm việc, khi vui chơi giải trí hoặc cả khi nghỉ ngơi mà không có hoặc rất ít cảm giác mót rặn được gọi là đại tiện không tự chủ.

Số lượng phân ra ngoài rất ít chỉ làm bẩn đồ lót là chủ yếu nếu ở mức độ nhẹ. Số lượng phân ra ngoài nhiều sẽ khiến bệnh nhân thực sự khó chịu và khổ sở, nếu đại tiện không tự chủ hoàn toàn. Chứng đại tiện không tự chủ có thể kèm theo một số các bệnh lý đường tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi... Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Buồn nôn, ợ hơi, chướng bụng
Đại tiện không tự chủ có thể kèm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi

2. Một số nguyên nhân gây ra đại tiện không tự chủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón. Số lượng phân khô cứng tích lũy dần trong ruột già và trực tràng đối với bệnh nhân táo bón. Khi đi ngoài cơ thắt hậu môn bị giãn căng hơn do cục phân có kích thước lớn hơn bình thường. Cơ thắt hậu môn bị giãn căng nhiều lần sẽ dẫn đến trương lực bị yếu đi nếu bị táo bón kéo dài.

Tình trạng đi ngoài phân lỏng tiếp tục tiếp diễn không thể kiểm soát được. Ngoài nguyên nhân do cơ thắt bị yếu và giãn căng, táo bón kéo dài cũng gây thương tổn thần kinh trực tràng - hậu môn, làm giảm hoặc mất độ nhạy cảm của trực tràng với khối lượng phân nên gây đại tiện mất tự chủ.

Một trong những nguyên nhân thường gặp khác của chứng đại tiện không tự chủ là tình trạng tiêu chảy, do phân lỏng nên khó bị giữ lại ở trực tràng. Do mất kali, tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm giảm trương lực cơ trực tràng và cơ thắt hậu môn. Trong việc giữ phân trong trực tràng, cơ thắt hậu môn đóng vai trò rất quan trọng. Phân són ra ngoài khi cơ thắt này bị tổn thương, không đủ trương lực để giữ phân lại. Tình trạng tổn thương cơ thắt hậu môn thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là khi trọng lượng của thai nhi lớn hoặc phải dùng thủ thuật như forceps hoặc cắt tầng sinh môn.

Tổn thương các sợi dây thần kinh nhạy cảm với khối lượng phân nhất định là một nguyên nhân khác gây đại tiện không tự chủ. Tổn thương này có thể do quá trình sinh đẻ, do tổn thương tủy sống hoặc một số nguyên nhân khác. Đại tiện không tự chủ cũng có thể do trực tràng hẹp, mấy khả năng co giãn.

Thuốc sorbitol điều trị táo bón hiệu quả
Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây đại tiện không tự chủ

Đại tiện không tự chủ cũng có thể là di chứng của một số phẫu thuật tại hậu môn để lại, chẳng hạn như phẫu thuật cắt trĩ...Khi xâm lấn sâu qua lớp cơ , ung thư trưc tràng có thể làm thương tổn các sợi thần kinh trực tràng và gây nên đại tiện mất tự chủ.

Sa trực tràng, thoát vị trực tràng vào âm đạo ở phụ nữ, các búi trĩ lớn cũng là căn nguyên của chứng đại tiện mất tự chủ, làm ngăn cản quá trình đóng mở của cơ thắt hậu môn...

3. Tình trạng đại tiện không tự chủ sau sinh diễn ra phổ biến không?

Chứng đại tiện không tự chủ sau sinh xảy ra khá phổ biến. Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát khí hoặc nhu động ruột sau khi sinh con hay còn gọi là tình trạng mất kiểm soát hậu môn. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, có khoảng từ 5 đến 25% phụ nữ sau sinh bị đại tiện không tự chủ.

Ngoài ra, đại tiện không tự chủ cũng có thể là kết quả của tổn thương cơ sàn chậu hoặc dây thần kinh (hoặc cả hai) trong quá trình sinh đẻ hoặc do rách, chấn thương khác ảnh hưởng đến co thắt hậu môn. Chẳng hạn như bạn có thể bị tổn thương âm đạo nghiêm trọng khi thực hiện phẫu thuật tầng sinh môn khiến co thắt hậu môn bị ảnh hưởng.

4. Đại tiện không tự chủ sau sinh sẽ kéo dài trong bao lâu?

Phần lớn đại tiện không tự chủ sẽ kéo dài trong vòng vài tháng sau khi sinh. Một số trường hợp khác có thể kéo dài một cách không kiểm soát trong nhiều năm sau đó.

Đại tiện không tự chủ
Đại tiện không tự chủ sau sinh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm

5. Làm thế nào để điều trị đại tiện không tự chủ sau sinh

Đại tiện không tự chủ có thể gây khó chịu cho người bệnh, vì vậy, bạn cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa nhằm có được phương pháp điều trị thích hợp.

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung và ruột (cơ sàn chậu) có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng đại tiện không tự chủ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các bài tập Kegels thường xuyên để tăng cường cơ sàn chậu. (Kegels cũng có thể là phương pháp hiệu quả nếu bạn bị tiểu không tự chủ).

Thực hiện một số bài tập Kegels trong quá trình kiểm tra của bạn để các chuyê gia có thể chắc chắn rằng bạn đang thực hiện chúng một cách chính xác.

Nên thay đổi chế độ ăn (ví dụ như ăn các thực phẩm nhuận tràng chống táo bón), duy trì một chế độ ăn hợp lý, ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn vừa đủ một lượng chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, giữ cho vùng hậu môn, trực tràng luôn khô ráo bằng bột talc, vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ lót mềm chất liệu sợi bông,...đối với những người bị chứng đại tiện không tự chủ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan