Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời

1000 ngày đầu đời được coi là những ngày vàng là thời điểm từ lúc bạn có thai và kéo dài cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này (1000 ngày đầu đời) chính là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé.

1. 1000 ngày đầu đời là gì?

1000 ngày đầu đời hay còn gọi là 1000 ngày vàng trong cuộc đời của một đứa trẻ (tức là từ khi thụ thai đến hai tuổi) là cơ hội để thiết lập nền tảng cho sự thành công trong học tập, sức khỏe và hạnh phúc nói chung của một đứa trẻ. Tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn dễ bị thấp còi.

2. Tại sao 1000 ngày đầu đời lại quan trọng với trẻ?

1000 ngày vàng chính là thời điểm từ lúc bạn có thai và kéo dài cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Đây được coi là cơ hội và là nền tảng cho sức khỏe và sự phát triển tối ưu trong suốt tuổi thọ của trẻ được thiết lập.

Chế độ 1000 ngày đầu rất quan trọng phòng tránh được các bệnh viêm phổi, HIV, lao và tiêu chảy.

Trong thời gian 1000 ngày, có khoảng một phần ba số trẻ em dưới 3 tuổi bị thấp còi, một dạng bệnh mãn tính suy dinh dưỡng. Ảnh hưởng của việc thấp còi kéo dài suốt đời, dẫn đến suy giảm sự phát triển của não bộ, IQ thấp hơn, hệ thống miễn dịch suy yếu và nguy cơ mắc bệnh sau này cao hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ảnh hưởng như nào tới 1000 ngày đầu đời của bé sau khi sinh?

Phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất vào chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm:

  • Năm phần trái cây tươi và rau
  • Sáu phần bánh mì và ngũ cốc làm giàu, ngũ cốc. Ba phần sữa không béo hoặc ít béo hoặc các sản phẩm từ sữa
  • Hai đến ba phần thịt nạc, gà không da, cá, hoặc đậu khô và đậu Hà Lan nấu chín
  • 8 cốc nước.

Phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể chọn một bữa ăn nhẹ cho bữa sáng và một bữa tối thịnh soạn nếu thai phụ bị ốm nghén.

Nếu thai phụ hay bị ợ nóng trong tam cá nguyệt cuối, thì hãy chú trọng vào bữa sáng nhiều hơn và ăn nhẹ vào buổi tối. Tránh uống các loại có chứa caffeine (chẳng hạn như cà phê, trà, nước ngọt có ga...), tránh không uống rượu, hút thuốc lá hoặc khói thuốc.

Nếu một phụ nữ không tăng đủ cân, con của họ cũng sẽ không tăng đủ cân, điều này khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe. Mức tăng cân tối ưu từ 25 đến 35 pound ở một phụ nữ mảnh mai giúp đảm bảo một em bé có kích thước khỏe mạnh. Phụ nữ nhẹ cân nên tăng cân nhiều hơn, hoặc khoảng 28 đến 40 pound.

Phụ nữ thừa cân không nên cố gắng sử dụng thai kỳ như một cách để sử dụng thêm chất béo trong cơ thể, vì chất béo cơ thể dự trữ không phải là thứ tạo ra trẻ sơ sinh. Những phụ nữ này nên tăng cân nhẹ từ 12 đến 25 pound.

Tăng cân hơn nữa vượt quá số lượng khuyến nghị sẽ không làm cho trẻ lớn hơn hoặc khỏe mạnh hơn. Nó sẽ khiến việc lấy lại vóc dáng đáng mơ ước trở nên khó khăn hơn sau khi sinh nở.

1000 ngày vàng của bé
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tới 1000 ngày vàng của bé

4. Làm thế nào để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt trong 1000 ngày đầu đời

Để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt trong 1000 ngày đầu đời, cha mẹ hãy thực hiện tốt các lưu ý dưới đây:

4.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng bà mẹ có thai

Thời gian có thai của các bà mẹ cần tăng cân từ 10 đến 13kg để con có thể nặng tới 3kg. Khẩu phần ăn của người mẹ là yếu tố quan trọng giúp tăng cân nặng của bà mẹ và đứa trẻ trong bụng. Nếu khẩu phần ăn ít năng lượng, mẹ ít tăng cân thì nguy cơ đẻ con ra cân nặng bị thấp dưới 2500g (suy dinh dưỡng bào thai).

Để tăng cân người mẹ mang thai cần có một chế độ ăn, lao động và nghỉ ngơi đầy đủ đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Nhu cầu của một khẩu phần ăn đầy đủ năng lượng của phụ nữ chưa có thai là 2000 Kcal, khi có thai trong 3 tháng đầu cần thêm 50 Kcal, 3 tháng giữa thêm 250 Kcal, và 3 tháng cuối là 500 Kcal, đến thời điểm cho con bú là 600 Calo mỗi ngày.

Trong quá trình mang thai cần bổ sung viên sắt và acid folic với hàm lượng là 60mg sắt kèm theo đó là 400mcg acid folic mỗi ngày từ lúc trước khi có thai 1 tháng cho đến khi sau sinh 1 tháng. Với những bà mẹ trong quá trình mang thai bị nghén, không ăn được, lên cân không đạt trong 9 tháng thì cần bổ sung sữa các loại vitamin khoáng chất.

4.2 Cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ em phát triển trong 6 tháng đầu của sau sinh.

Sau khi sinh các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu tiên sau sinh, vì tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung rất tốt và dòng sữa non đầu tiên rất tốt cho bé. Trong sữa non giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều sức đề kháng giúp trẻ tiêu hóa và đào thải phân xu ra ngoài.

4.3 Cho bé ăn dặm sau 6 tháng đầu

Khi bé tròn 6 tháng tuổi, một bữa ăn dặm cho vé cần đầy đủ: Bột gạo, có chất đạm (trứng, cá, tôm, thịt, cá...), các loại rau củ quả, mỡ từ động vật và thực vật. Bên cạnh đó cần bổ sung cho trẻ các loại hoa quả và nước uống đầy đủ.

Cho bé ăn dặm sau 6 tháng đầu
Cho bé ăn dặm sau 6 tháng đầu trong chuỗi 1000 ngày vàng của bé

4.4 Môi trường sống xung quanh đầy đủ

Trong môi trường tự nhiên tốt cần đầy đủ các ánh sáng, một không gian rộng mở để cho trẻ nô đùa vui chơi thoải mái giúp phát triển cả tinh thần và vận động cho trẻ.

Đặc biệt, ngoài không gian cần tránh và phòng cho trẻ những bệnh như tiêu hóa, hô hấp vì môi trường xung quanh nhiều vi khuẩn và các mầm bệnh. Đây chính là nguyên nhân làm chậm phát triển chiều cao cho bé.

4.5 Cho trẻ chơi thể thao

Chơi các trò chơi thể thao thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa tạo ra cho cơ thể của trẻ phát triển tốt hơn. Giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon hơn sau khi tập luyện.

4.6 Giúp trẻ có sự phát triển tâm thần kinh tốt

Giấc ngủ rất quan trọng cho trẻ vì ngủ sâu giấc và đúng giờ giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng. Đặc biệt là giấc ngủ ban đêm tuyến yên tiết ra hormon GH, hormone này giúp kích thích được sự tăng trưởng của trẻ. Cha mẹ cho trẻ ngủ trước 10 giờ tối.

Đặc biệt cha mẹ cần quan tâm đến các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ hàng tháng. Nếu bỏ lỡ giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời của bé thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tăng trưởng nhất là chiều cao.

Ngoài ra, khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa... bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),...

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Để có thêm kiến thức về việc nuôi con và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website https://vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan