Chậm phát triển ở trẻ 3-5 tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Trẻ chậm phát triển thường có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu từ 3 – 5 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ đang học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng của mình, bao gồm ngôn ngữ, vận động, xã hội, cảm xúc và nhận thức. Việc chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng chậm phát triển có thể giúp các bé bắt kịp được với những trẻ khác ở cùng độ tuổi.

1. Trẻ chậm phát triển là tình trạng gì?

Tình trạng trẻ chậm phát triển có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến một số lĩnh vực sau:

2. Tổng quan về những dạng chậm phát triển ở trẻ từ 3 – 5 tuổi

Mỗi một đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển theo cách riêng của chúng. Tuy nhiên, một số bé có thể bị chậm phát triển ở một số lĩnh vực và cần được giải quyết sớm.

2.1.Trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ và khả năng nói

Đây được xem là loại chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ. Trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ và khả năng nói nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực chất chúng là các loại vấn đề khác nhau.

Trẻ chậm nói có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nếu trẻ có vấn đề về ngôn ngữ thì sẽ thường gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác.

Sự chậm trễ trong các kỹ năng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Nếu trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ và khả năng nói, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ hoặc nhà trị liệu ngôn ngữ sớm nhất có thể. Một số biện pháp trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thể hiện được bản thân, bao gồm:

  • Hiểu được những gì mà người khác nói trong cuộc trò chuyện;
  • Biết bản thân nên nói những gì;
  • Giúp trẻ cố gắng giải đáp được suy nghĩ của mình.

Ngoài ra, liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển cũng có thể giải quyết được các vấn đề về phát âm và củng cố các cơ mặt/ miệng của trẻ. Cha mẹ cũng nên thực hiện 1 số cách sau đây để hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ và khả năng nói, bao gồm:

  • Nói chuyện với con suốt cả ngày. Đặt ra một số câu hỏi cho trẻ và đáp lại câu trả lời của chúng;
  • Đọc sách cho con nghe mỗi ngày;
  • Điều trị nhiễm trùng tai hoặc bất kỳ tình trạng nào khác có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Không có thời hạn cụ thể để một đứa trẻ bắt đầu nói hay sử dụng đầy đủ các câu. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều có thể đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ và khả năng nói ở 1 độ tuổi nhất định. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ không thể thực hiện được một số điều bình thường sau đây.

Khi được 3 tuổi, trẻ thường:

  • Nói những câu ngắn;
  • Có thể xác định được các bộ phận của cơ thể;
  • Biết biến các từ thành số nhiều.

Khi 4 tuổi, trẻ thường:

  • Có thể kể được một câu chuyện đơn giản và ghi nhớ các bài hát thiếu nhi ngắn;
  • Sử dụng được các câu có khoảng 5 từ;
  • Phân biệt được cách xưng hô “mình” và “bạn” một cách chính xác.

Khi 5 tuổi, trẻ thường:

  • Có thể biết họ và tên của mình;
  • Sử dụng được nhiều từ số nhiều hoặc thì quá khứ đúng cách;
  • Đặt các câu hỏi trừu tượng như “Tại sao?”;
  • Nói hoặc kể về những việc trẻ đã làm vào ngày hôm đó.
trẻ chậm phát triển
Liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển có thể giải quyết được các vấn đề về phát âm và củng cố các cơ mặt/ miệng của trẻ.

2.2. Trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động

Trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động thường gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện những chuyển động cần sử dụng nhiều đến cơ bắp, chẳng hạn như chơi bóng hoặc các chuyển động nhỏ hơn như tô màu. Đôi khi, trẻ chậm phát triển ở lĩnh vực này thường có vấn đề về sự phối hợp các bộ phận cơ thể, do đó chúng có vẻ vụng về hơn so với những trẻ khác cùng tuổi.

Hầu hết các trường hợp trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ mắc phải một số vấn đề về thị lực;
  • Mất điều hoà cơ bắp;
  • Não bộ gặp rắc rối trong việc điều phối và lập kế hoạch chuyển động;
  • Bệnh cơ;
  • Bại não.

Đối với những trường hợp chậm vận động, bác sĩ có thể khuyến khích trẻ vận động tích cực ở nhà hoặc thực hiện một số phương pháp sau:

  • Vật lý trị liệu giúp trẻ thực hiện được các động tác cần sử dụng nhiều nhóm cơ;
  • Liệu pháp nghề nghiệp giúp trẻ cải thiện được các kỹ năng di chuyển nhỏ hoặc các vấn đề về sự phối hợp;
  • Sử dụng thuốc hoặc một số cách điều trị khác cho bệnh cơ ở trẻ.

Trẻ em có xu hướng trở nên mạnh mẽ và phối hợp hơn khi chúng lớn lên. Các bậc cha mẹ nên cho bác sĩ biết nếu trẻ không đạt được một số mốc quan trọng sau đây cũng như mất đi bất kỳ kỹ năng vận động nào mà chúng đã học được.

Khi 3 tuổi, trẻ thường:

  • Có thể giữ được thăng bằng khi đi và lên xuống cầu thang;
  • Biết cách xếp chồng nhiều hơn một khối đồ vật;
  • Sử dụng được cả 2 bên cơ thể;
  • Có thể đứng trên một chân trong một vài giây.

Khi 4 tuổi, trẻ thường:

  • Có thể ném bóng từ trên cao hoặc bắt được trái bóng lớn;
  • Đi xe 3 bánh;
  • Nhảy tại chỗ hoặc nhảy bằng một chân;
  • Cầm được bút và vẽ nguệch ngoạc.

Khi 5 tuổi, trẻ thường:

  • Tự xây dựng được một tòa tháp từ 6 – 8 khối;
  • Sử dụng kéo cho trẻ em;
  • Tự cởi quần áo một cách dễ dàng;
  • Cầm bút một cách thoải mái;
  • Đứng được một chân trong 10 giây;
  • Có thể đi bộ lên/ xuống cầu thang mà không cần sử dụng tay vịn;
  • Tự đánh răng, rửa hoặc lau khô tay.

2.3. Trẻ chậm phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

Trẻ chậm phát triển về mặt xã hội – cảm xúc có thể gặp phải những khó khăn khi hòa đồng với người lớn hay những đứa trẻ khác. Hầu hết, vấn đề này thường xuất hiện trước khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đi học.

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm phát triển xã hội và cảm xúc là chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến cách mà 1 đứa trẻ thể hiện sự tương tác với xã hội, cư xử và học tập.

Việc điều trị cho chứng chậm phát triển xã hội và cảm xúc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó đến cuộc sống thường ngày của trẻ. Một số liệu pháp hành vi đặc biệt hoặc việc sử dụng thuốc có thể hữu ích nếu trẻ có các vấn đề về hành vi do chậm phát triển. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm đến một nhà trị liệu để học các cách giúp khuyến khích những kỹ năng xã hội và cảm xúc cho trẻ ngay tại nhà. Khi những vấn đề này được giải quyết càng sớm, trẻ chậm phát triển sẽ có nhiều khả năng bắt kịp được những trẻ khác cùng độ tuổi.

Bạn sẽ biết được trẻ 3 tuổi chậm phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc nếu chúng không có các biểu hiện sau đây:

  • Thể hiện được sự quan tâm của mình đến những trẻ khác;
  • Cảm thấy thoải mái hơn khi xa người chăm sóc hoặc cha mẹ;
  • Có thể giữ giao tiếp tốt bằng mắt.

Khi trẻ bình thường được 4 tuổi, các bé thường có khả năng:

  • Ít khóc hơn khi bố mẹ rời đi chỗ khác;
  • Có xu hướng chú ý đến những đứa trẻ khác hơn;
  • Phản hồi lại những câu hỏi của người bên ngoài gia đình.

Đối với trẻ 5 tuổi chậm phát triển về mặt xã hội và cảm xúc thường không có các khả năng sau:

  • Thể hiện được nhiều cảm xúc;
  • Có thể tách khỏi bố mẹ một cách dễ dàng;
  • Muốn chơi với những đứa trẻ khác hơn.
trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển về mặt xã hội – cảm xúc có thể gặp phải những khó khăn khi hòa đồng với người khác

2.4. Trẻ chậm phát triển kỹ năng nhận thức

Khi 1 đứa trẻ gặp phải các vấn đề về khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi, tình trạng này cho thấy trẻ đang bị chậm phát triển về kỹ năng nhận thức. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển nhận thức có thể bao gồm sự sai sót trong bộ gen, các vấn đề về thể chất, môi trường, sinh non, một số tình trạng y tế trước khi sinh và thậm chí là tai nạn.

Tuỳ thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp điều trị cho chứng chậm phát triển kỹ năng nhận thức ở trẻ, bao gồm:

  • Trị liệu trò chơi hoặc vận động trị liệu;
  • Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển nhận thức;
  • Sử dụng thuốc giúp giải quyết các vấn đề về hành vi có thể đi kèm với sự chậm phát triển kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như thiếu chú ý hoặc thay đổi tâm trạng.

Những trẻ 3 tuổi chậm phát triển kỹ năng nhận thức thường không có các biểu hiện sau đây:

  • Có thể hiểu các hướng dẫn đơn giản;
  • Tham gia những trò chơi với các trẻ khác;
  • Thích chơi đồ chơi.

Đối với trẻ 4 tuổi, bạn có thể nhận ra sự chậm phát triển về nhận thức của trẻ khi chúng không thể thực hiện được những kỹ năng như tham gia các trò chơi tương tác hoặc trò chơi tưởng tượng.

trẻ 5 tuổi chậm phát triển về lĩnh vực này thì sẽ thường dễ bị phân tâm và khó có thể tập trung vào một hoạt động nào đó trong hơn 5 phút.

Các bậc cha mẹ là người hiểu rõ con mình hơn bất cứ ai. Do đó, đừng ngại khi cho bác sĩ biết ngay khi bạn cảm thấy con có những biểu hiện bất thường. Tình trạng chậm phát triển của trẻ sẽ cải thiện nhanh khi được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan