Cần làm gì khi trẻ mới ăn dặm bị táo bón?

Tình trạng táo bón có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ. Tuy nhiên tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm thường gặp hơn cả. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón.

1. Vì sao xuất hiện tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm?

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

1.1. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới

Thức ăn của trẻ trong 6 tháng đầu phần lớn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đây là những loại thực phẩm vô cùng dễ tiêu và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chính bởi sữa ở dạng lỏng cho nên hệ tiêu hóa của trẻ gần như không phải hoạt động quá nhiều.

Tuy nhiên khi đến giai đoạn ăn dặm, thực phẩm dành cho trẻ cũng thay đổi. Ngoài sữa, trẻ được cho sử dụng những loại thức ăn mới như bột, cháo,... Đây đều là những thực phẩm có sự khác biệt lớn với sữa về độ cứng, độ đặc,... vì vậy hệ tiêu hóa của trẻ cần phải “thích nghi” để có thể “xử lý” những loại thức ăn này một cách hoàn chỉnh. Thời gian đầu khi trẻ ăn dặm, sự chưa ổn định của hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm.

1.2. Táo bón ở trẻ mới ăn dặm do ăn quá sớm

Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên không ít bậc phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm hơn. Ngược lại có một số trẻ lại có thời gian ăn dặm muộn hơn.

Vì vậy bạn cần đánh giá thời điểm ăn dặm phù hợp với thể trạng của trẻ để tránh gây ra tình trạng quá tải cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn có thể nhận biết thời điểm ăn dặm phù hợp với trẻ thông qua một số dấu hiệu chỉ điểm như:

  • Trẻ có hứng thú với những đồ ăn được bạn đưa cho.
  • Trẻ thích thú khi được ngồi ăn và ăn đồ ăn cùng gia đình.
  • Trẻ có thói quen đưa thức ăn vào miệng.
  • Trẻ có xu hướng há miệng khi nhận thức ăn.

1.3. Trẻ không được bú mẹ đầy đủ

Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và vô cùng quý giá hơn bất kỳ loại thực phẩm nào, đặc biệt là đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên không bà mẹ nghĩ rằng ăn dặm sẽ cung cấp đầy đủ chất hơn cho trẻ và khi bắt đầu ăn dặm sẽ giảm hoặc cắt nguồn sữa mẹ của trẻ.

Đây là một sai lầm nghiêm trọng của các bậc phụ huynh. Trên thực tế, các món ăn dặm của trẻ dù giàu dinh dưỡng đến đâu cũng không thể giúp bổ sung những dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ điển hình như là kháng thể, enzym,...

Vì vậy ngay cả khi trẻ đã ăn dặm thì bạn vẫn nên duy trì việc cho bú sữa mẹ để giúp trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng và cũng là cách trị táo bón ở trẻ ăn dặm hiệu quả.

1.4. Do bạn pha sữa đặc

Từ khi sinh ra cho đến khi trẻ có thể ăn uống như người lớn, thức ăn của trẻ dần thay đổi về độ cứng và độ đặc. Tuy nhiên không phải vì thế mà khi trẻ chuyển sang ăn dặm, mà cần pha sữa đặc hơn.

Khi bạn pha sữa đặc sẽ gây tác động xấu đến trẻ bởi:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ bị quá tải do lượng nước không đủ.
  • Sữa không được pha đúng tỷ lệ sẽ không đạt đến độ dinh dưỡng cao nhất.
  • Uống sữa đặc sẽ làm gia tăng nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón cho trẻ.

Vì vậy, ngoài việc sử dụng sữa mẹ, nếu bạn cho trẻ sử dụng thêm sữa công thức hãy pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.5. Do trẻ không uống đủ nước

Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn gần như không cần uống nước bởi vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên, khi ăn dặm nếu trẻ không uống đủ nước thì nguy cơ xảy ra táo bón là rất lớn do phân bị khô cứng. Vì vậy bạn đừng quên bổ sung đủ nước cho trẻ để tránh táo bón.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến táo bón ở trẻ mới ăn dặm như thay đổi bột ăn dặm đột ngột, chế biến thực phẩm chưa khoa học, trẻ bị thay đổi tâm lý,... Và một số trường hợp trẻ bị táo bón là do bị sa trực tràng,.... Bạn cần quan sát sinh hoạt, chế độ ăn cũng như các biểu hiện hàng ngày của trẻ để có thể xác định nguyên nhân từ đó sẽ có cách khắc phục hiệu quả.

Táo bón ở trẻ mới ăn dặm
Cần có cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón nhanh chóng và hiệu quả

2. Đồ ăn nào dễ gây táo bón ở trẻ mới ăn dặm?

Khi bắt đầu ăn dặm, bạn nên thận trọng khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ, bởi có một số loại dễ khiến trẻ bị táo bón nếu không được chế biến đúng cách. Các loại thực phẩm đó bao gồm:

  • Sữa công thức và đồ ăn dặm công thức: Khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ bạn cần lưu ý về thành phần. Bởi trong các thực phẩm này thường chứa những loại protein phức tạp và đường lactose có thể khiến trẻ khó tiêu hóa và đầy hơi.
  • Cà rốt: Nước ép cà rốt thường được biết đến là loại nước ép rất tốt cho trẻ. Thế nhưng khi hấp hoặc chế biến cà rốt chín thì ngược lại, nó thường khiến cho phân cứng và trẻ khó đi ngoài hơn.
  • Táo: Đây là loại quả bạn không nên cho trẻ ăn nhiều khi mới ăn dặm, bởi thành phần của táo có chứa pectin. Chất này sẽ làm cứng phân, do đó dễ gây táo bón. Đây cũng chính là lý do vì sao táo lại được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp bị tiêu chảy.
  • Phô mai và các chế phẩm từ sữa: Những loại thực phẩm này giàu dinh dưỡng, nhiều béo nhưng lại ít chất xơ. Khi cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm này bạn cần bổ sung thêm thực phẩm chứa xơ như rau xanh.

3. Trẻ bị táo bón khi ăn dặm có biểu hiện như thế nào?

Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài ít hơn sơ với mọi ngày, bạn nên theo dõi kỹ những biểu hiện dưới đây để xem trẻ có đang bị táo bón hay không:

  • Số lần đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần).
  • Phân của trẻ cứng thậm chí có thể vón cục lại, rời từng viên nhỏ như phân dê.
  • Bé có biểu hiện khó chịu, cáu kỉnh, khóc hoặc la hét khi đại tiện.
  • Bé có thể bị chướng bụng, khó tiêu.

4. Cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn trẻ thường xuyên phải đối mặt chứng táo bón. Để giúp trẻ khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ

Đây là một trong những cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón hiệu quả. Bởi khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn nên ưu tiên chế biến các món ăn ở dạng lỏng hoặc dạng mềm, dễ nhai nuốt. Đồng thời bạn cũng cần hạn chế thêm vào thực đơn những loại thực phẩm thể rắn, đặc, gây khó tiêu.

Bạn nên cho trẻ ăn các loại cháo loãng hoặc cho trẻ ăn thêm sữa công thức pha đúng tỉ lệ như hướng dẫn ghi trên hộp. Điều này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ tập làm quen nhanh hơn với các loại thức ăn mới.

Sau 1 tuần ăn dặm, bạn có thể thêm vào thực đơn của trẻ các loại rau xanh, củ quả đã được nghiền nát, sau đó nấu cùng cháo để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã dần làm quen với các loại thức ăn đa dạng, bạn có thể thêm vào các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, tôm,... Tuy nhiên bạn cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm giàu đạm.

4.2. Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn

Khi cơ thể trẻ có nhiều lợi khuẩn sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm các loại enzyme tiêu hóa như amylase, protease... giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời chúng còn góp phần tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.

Các loại lợi khuẩn sẽ giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất và cải thiện chứng táo bón ở trẻ mới ăn dặm một cách hiệu quả. Do đó bạn hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua cho trẻ mỗi ngày với liều lượng phù hợp theo độ tuổi của trẻ.

4.3. Massage vùng bụng cho trẻ để giảm táo bón

Massage vùng bụng là một trong những cách trị táo bón ở trẻ ăn dặm. Phương pháp này có thể giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau và kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn có thể thực hiện massage vùng bụng cho trẻ để giảm táo bón theo ba bước sau đây:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó dùng ngón tay trỏ của bạn nhẹ nhàng đặt dưới rốn của trẻ.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng xoay ngón tay trỏ của bạn theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 3: Dùng cả bàn tay của bạn áp nhẹ lên phần thành bụng để kích hoạt nhu động ruột.

Nếu thực hiện phương pháp này thường xuyên, bạn có thể góp phần cải thiện hoạt động tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra việc làm này còn giúp trẻ cảm thấy được thư giãn và dễ chịu hơn.

Cách trị táo bón ở trẻ ăn dặm
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học là cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón hiệu quả

5. Một số mẹo giúp ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm

Để phòng tránh táo bón ở trẻ mới ăn dặm, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ vô cùng đơn giản sau đây:

  • Cho trẻ uống đủ nước: Uống đủ nước là biện pháp hiệu quả nhất, nó không chỉ phòng ngừa táo bón ở trẻ mà còn giúp cho tuần hoàn máu của trẻ tốt hơn, cung cấp đầy đủ nước tới các bộ phận của cơ thể. Bạn có thể bổ sung nước cho trẻ thông qua sữa mẹ, các loại thực phẩm, uống nước đầy đủ.
  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phòng ngừa táo bón hiệu quả. Bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua rau xanh cho trẻ tập ăn dặm bằng cách xay, nghiền mịn rau củ trong cháo, bột cho trẻ.
  • Pha sữa đúng tỷ lệ: Pha sữa đúng tỷ lệ và đúng theo hướng dẫn rất quan trọng. Ngoài sữa bột, sữa công thức thì các loại bột ăn dặm dành cho trẻ cũng cần pha đúng tỷ lệ để đảm bảo trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng tối đa, ngừa táo.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hằng ngày: Mặc dù việc đại tiện là như cầu tự nhiên của trẻ nhưng bạn hoàn toàn có thể tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đi hằng ngày. Thời điểm tốt nhất nên cho trẻ đi vệ sinh đó là vào buổi sáng, ngay sau khi trẻ vừa ngủ dậy.
  • Giúp trẻ vận động thường xuyên: Việc trẻ di chuyển chân lên xuống đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm. Bạn có thể giúp trẻ di chuyển chân tay nhẹ nhàng theo tư thế nằm đạp xe hoặc duỗi chân tay đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thông qua việc cho trẻ chơi các loại đồ chơi có thể di chuyển tự động, lăn tròn như là trái banh, xe đồ chơi. Sự tò mò của trẻ sẽ kích thích trẻ chạy theo món đồ chơi, từ đó làm tăng mức độ vận động hằng ngày của trẻ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng táo bón ở trẻ mới ăn dặm và những lưu ý về chế độ chăm sóc và chế độ ăn cho trẻ để giúp cải thiện tình trạng này, hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức ý nghĩa giúp bạn dễ dàng hơn trong chăm sóc con trẻ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan