Cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh

Hiện tượng khò khè ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ sự tắc nghẽn của đường hô hấp dưới, làm trẻ khó chịu và khóc quấy khiến nhiều các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè

Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi đang trong quá trình phát triển, khi đó hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động. Khi cơ thể bé bị vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch sẽ khó chống lại và dễ mắc bệnh hơn gây tình trạng tắc nghẽn đường thở, sưng viêm và tiết nhiều đờm hơn bình thường. Lúc này, đờm tiết ra đọng lại trong hệ hô hấp, các bậc cha mẹ sẽ phát hiện bệnh nhờ nghe con thở khò khè như có đờm. Vậy những bệnh lý liên quan đến tình trạng khò khè của trẻ là gì?

  • Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn: đây là căn bệnh phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh mắc phải, thường nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của môi trường, kết hợp cùng với hệ đề kháng còn yếu. Môi trường gây bệnh thường ô nhiễm, nhiều khói bụi hóa chất, gây viêm nhiễm và đau tức ngực.
  • Trào ngược dạ dày: các bậc cha mẹ nên lưu ý khẩu phần ăn của bé, vì nếu cho bé ăn quá nhiều rất dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. Nguyên nhân là do lượng thức ăn dư thừa sẽ bị trào ngược lên thực quản, một phần khác có thể trào vào phổi khiến trẻ em bị viêm sưng, thở khò khè như có đờm. Các bé từ 1 tuổi trở lên khi hệ tiêu hóa đã phát triển hơn sẽ hiếm khi bị trào ngược thực quản hơn trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến các bệnh thường gặp bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng và cảm cúm. Các bệnh này sẽ dẫn đến triệu chứng thở khò khè như có đờm.

2. Nên làm thế nào khi trẻ thở khò khè?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm. Để giảm thiểu sự khó chịu cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một số cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh sau đây:

  • Vệ sinh tai mũi họng: trong trường hợp trẻ bị dị ứng với bụi bẩn hoặc chất lượng không khí không tốt thì phương pháp vệ sinh tai mũi họng hằng ngày được các chuyên gia y tế khuyến khích. Khi đường tai mũi họng của bé được vệ sinh thông thoáng sạch sẽ, không còn đờm đọng trong miệng sẽ làm hết triệu chứng khò khè, đồng thời giúp phòng tránh những bệnh lý như viêm họng nghẹt mũi và viêm mũi.
  • Dùng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý 0.9% cũng là một cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh có độ hiệu quả cao, tuy nhiên cha mẹ không được lạm dụng quá số lần khuyến khích và phải vệ sinh mũi đúng cách để tránh tổn thương niêm mạc của trẻ. Thực hiện bằng cách: Cha mẹ cho con nằm ngửa, nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối mỗi bên và đợi trong khoảng 5 giây rồi đỡ bé dậy. Sau đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi cho bé.
  • Đưa trẻ đi khám sớm: thông thường việc trẻ bắt đầu thở khò khè sẽ không phải là điều đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm khi có dấu hiệu ho, khó thở và thở khò khè để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Bé sẽ được thực hiện xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị. Trong quá trình điều trị các cha mẹ cũng cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của con luôn tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm giảm khò khè cho trẻ. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám, điều trị hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan