Các yếu tố nguy cơ gây đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức, tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng trẻ sơ sinh bị đột tử.

1. Tác nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện là những trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử cao.
  • Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là yếu tố nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Những trẻ sơ sinh chết vì bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh có mức serotonin trong não thấp hơn so với bình thường. Serotonin giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.

2. Các yếu tố nguy cơ gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Sinh non có nên tiêm phế cầu sớm không
Trẻ sinh non có nguy cơ đột tử cao hơn bình thường

Những yếu tố nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh:

  • Nấm phổi là yếu tố nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh đầu tiên. Nấm phổi, mà nhiều khi bị chẩn đoán nhầm là viêm phế quản do vi khuẩn hoặc virus hay hen phế quản.
  • Sinh non hoặc rất nhẹ cân. Bé càng sinh non bao nhiêu thì nguy cơ mắc trẻ sơ sinh đột tử càng cao bấy nhiêu. Tương tự như vậy, cân nặng càng thấp thì nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh càng cao hơn.
  • Trẻ ra đời khi mẹ ở độ tuổi dưới 20. Những bà mẹ tuổi vị thành niên có khả năng sinh con bị đột tử cao hơn những bà mẹ lớn tuổi hơn. Những bà mẹ không được chăm sóc, theo dõi thai sản chu đáo; người mẹ có tiền sử hút thuốc lá (người ta nhận thấy số trẻ em đột tử tăng cao ở nhóm các bà mẹ hút thuốc lá trong giai đoạn có thai).
  • Gia đình đông con và khoảng cách sinh con gần nhau. Nguy cơ mắc bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh tăng theo từng bé. Ngoài ra, thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn, nguy cơ sinh con mắc SIDS càng cao. Sinh đôi tăng gấp đôi nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (ngay cả khi các bé không sinh non hoặc thấp cân). Nếu trẻ mắc bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh trong lần mang thai trước đó thì nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh đang trong bụng mẹ là gấp 5 lần.
  • Trải qua những lần đe dọa mạng sống. Những bé đã phải trải qua những tình huống thập tử nhất sinh như: ngừng thở và tím tái, xanh xao, ốm yếu và cần hồi sức cấp cứu có nguy cơ bị đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn.
  • Trẻ sơ sinh là bé trai. Khoảng 30-50% bé trai có nguy cơ tử vong vì bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh nam cao hơn so với bé gái.
  • Một số yếu tố khác cũng được cho là có thể liên quan đến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh như tiếp xúc với khói thuốc (ở gia đình có người hút thuốc); nằm úp sấp khi ngủ, không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ; nhiệt độ phòng tăng hoặc giảm đột ngột; giường, chăn đệm, thú nhồi bông gây chật chội, ngột ngạt; có tình trạng thiếu máu; giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh thì có nguy cơ cao hơn và đặc biệt là người ta cũng nhận thấy một tỷ lệ bị SIDS cao hơn ở nhóm trẻ ngủ cùng cha mẹ hoặc ngủ với các trẻ khác mà chưa lý giải được nguyên nhân.

3. Phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ
Hãy cho trẻ bú mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cũng như hệ miễn dịch của trẻ

Đột tử ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân chưa được xác định rõ nên việc dự phòng chủ yếu là loại bỏ các yếu tố nguy cơ như:

  • Nên cho trẻ nằm đầu cao; giữ cho phòng thoáng mát, thông khí bằng quạt gió; không nên trùm chăn kín đầu trẻ.
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, tốt nhất là bằng sữa mẹ.
  • Đặc biệt chú ý chăm sóc các trẻ sơ sinh thiếu cân, non tháng; trẻ có mẹ ở tuổi vị thành niên, mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng các chất ma túy khác; trẻ ở gia đình có người mắc các hội chứng gây rối loạn nhịp tim bẩm sinh...
  • Tất cả các trẻ em sơ sinh phải được chăm sóc, theo dõi chu đáo, kịp thời phát hiện các bất thường ở trẻ để có thể đưa đến khám và điều trị bởi các thầy thuốc chuyên khoa.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan