Các việc cần làm khi trẻ bị táo bón?

Táo bón thường xảy ra khi trẻ có sự thay đổi về chế độ ăn uống và sinh hoạt, theo đó khi con có những dấu hiệu của táo bón, cha mẹ nên tìm hướng điều trị để giảm cảm giác khó chịu ở con.

Nội dung được tư vấn chuyên môn bởi BS Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Tìm hiểu về tình trạng táo bón ở con

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn. Theo tiêu chuẩn của NICE(voice: EN AI CI I) 2010, chẩn đoán của táo bón được xác định nếu có trên 2 tiêu chí sau:

● Đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần

● Phân cứng và to, phân dê, hoặc phân rất to, khô

● Phân có kích thước quá lớn so với hậu môn, gây nứt hoặc chảy máu hậu môn

● Khó chịu, căng thẳng, nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi đi tiêu

● Rặn, hành vi nín giữ phân

● Đã có những đợt táo bón trước đây

● Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ được chia thành 2 loại: nguyên nhân thực thể ( các nguyên nhân do bệnh lý như cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ruột kích thích, đái tháo đường..).. và nguyên nhân chức năng, trong đó táo bón do nguyên nhân chức năng chiếm 90 – 95%.

Các nguyên nhân chức năng chủ yếu gây ra tình trạng táo bón ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ nhịn đi ngoài: đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
  • Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
  • Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
  • Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
  • Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, selen, magie, nhóm vi khuẩn lợi cho đường ruột...

Trong các vi chất dinh dưỡng, gần dây, kẽm được phát hiện là vi chất đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp điều hòa hoạt động của hơn 300 loai enzym có trong cơ thể con người. Vì vậy, các cơ quan như da, niêm mạc, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương... rất nhạy cảm với việc thiếu hụt kẽm. Theo các chuyên gia, khi đủ kẽm cơ thể sẽ sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, đảm bảo quá trình trao đổi dinh dưỡng diễn ra thuận lợi.

Bên cạnh đó, kẽm cũng rất cần thiết cho việc đổi mới các mô ruột, sản sinh mật để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn, do đó thiếu hụt kẽm cũng có thể làm ảnh hưởng đến đường ruột, gây tình trạng tắc ứ, táo bón ở trẻ.

Tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng về mặt sức khỏe và sinh hoạt
Tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng về mặt sức khỏe và sinh hoạt

2. Hậu quả của táo bón kéo dài ở trẻ

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực có thể nhận thấy rõ như trẻ sợ đi ngoài, chán ăn, bỏ ăn, thường xuyên bị đau cứng bụng, nếu như để tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ rất dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bé. Cụ thể, táo bón kéo dài có thể:

Để phòng ngừa và điều trị táo bón ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo một số phương pháp:

  • Tăng cường chất xơ trong thực đơn cho trẻ như các loại rau củ, ngũ cốc nguyên cám...
  • Uống đủ nước
  • Duy trì vận động giúp đường ruột làm việc tốt hơn, tránh để trẻ ngồi lâu 1 chỗ
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ chất. Đặc biệt nên quan tâm đến việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa như kẽm, canxi, magie... thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên và các sản phẩm bổ sung dễ hấp thu, đảm bảo cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ làm việc trơn tru.

Trong trường hợp trẻ gặp các tình trạng: Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng. Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.... Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

516 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan