Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con bạn sẽ được hưởng lợi. Các chiến lược này sẽ xây dựng nền tảng giúp bé ngủ ngon ngay từ những ngày đầu đời, giúp bạn nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

1. Chọn giờ đi ngủ phù hợp và tuân thủ lịch trình cố định mỗi ngày

Hãy cho con đi ngủ khi thấy bé đã có dấu hiệu buồn ngủ hoặc ngủ gật. Các chuyên gia thường khuyên bạn nên chọn giờ đi ngủ cho trẻ sơ sinh từ 7 - 8 p.m. Thức quá muộn dễ khiến bé cáu kỉnh, mệt mỏi và không chịu nằm yên, từ đó khó chìm vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh cũng phát triển mạnh về tính nhất quán. Nghĩa là nếu bạn cho bé đi ngủ vào cùng một giờ cố định mỗi đêm, sau một thời gian ngắn, bé sẽ nhanh chóng tự biết được đã đến giờ ngủ.

2. Tạo thói quen đơn giản và thư giãn trước khi ngủ

Thiết lập một thói quen đi ngủ đều đặn là nền tảng giúp bé ngủ ngon và mang đến nhiều lợi ích, bao gồm:

Đây được xem là trọng tâm của các phương pháp làm sao để bé ngủ ngon. Bạn có thể chọn và thực hiện cùng bé 3 - 4 hoạt động nhẹ nhàng mỗi đêm, chẳng hạn như:

  • Tắm nước ấm cho con
  • Mát-xa nhẹ nhàng
  • Đọc sách hoặc hát ru.

Thói quen càng đơn giản và ngắn gọn, bạn càng dễ kiên trì thực hiện hơn. Cố gắng tắt đèn trong vòng 30 phút sau khi thời gian thư giãn trước khi ngủ kết thúc.

Giúp bé ngủ ngon
Mát-xa nhẹ nhàng có thể giúp bé ngủ ngon hơn

3. Đưa bé đi ngủ khi đã mệt nhưng vẫn còn tỉnh

Hãy để bé học cách đi vào giấc ngủ mà không có sự trợ giúp của mẹ. Nếu bạn âu yếm, đung đưa hoặc cho con bú để ru ngủ, bé cũng sẽ cần hành động tương tự khi thức dậy vào nửa đêm.

Trong khi đó, những bé được đưa vào giường khi vừa buồn ngủ sẽ biết cách tự ngủ trở lại. Sau 3 - 4 tháng tuổi, bé cần phải học được cách tự chìm vào giấc ngủ từ khi vẫn còn thức, chứ không phải là ngủ trong vòng tay mẹ.

4. Nắm được thời gian cai sữa đêm

Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết những trẻ đang phát triển bình thường đều có thể ngủ suốt đêm mà không cần thức dậy đòi bú. Khi con bạn vào khoảng độ tuổi này, hãy bắt đầu cai sữa lúc nửa đêm bằng cách cho trẻ bú ngay trước khi đi ngủ. Nếu bé vẫn giật mình thức dậy, hãy an ủi bằng cách xoa lưng thay vì cho bú, con sẽ ổn định và quay lại giấc ngủ.

5. Tạo không gian ngủ an toàn

Các chuyên gia đã ủng hộ các phương pháp giấc ngủ an toàn ABC như sau:

  • Sleep Alone: Nghĩa là trẻ sơ sinh nên ngủ Một mình, trong chiếc nôi riêng và không có chăn, gối, v.v. Hầu hết trẻ sơ sinh, cũng như mọi người ở mọi lứa tuổi đều ngủ ngon nhất trong không gian riêng. Nhìn chung, trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi ngủ trong phòng riêng có giấc ngủ tốt hơn và ít lệ thuộc vào bố mẹ hơn so với trẻ ngủ chung phòng hoặc chung giường với bố mẹ. Trẻ 4 - 9 tháng tuổi ngủ chung với bố mẹ có thể ngủ ít hơn vào ban đêm trong cả ngắn hạn và dài hạn.
  • On their Back: Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt cho bé, trừ khi con đến tuổi biết tự lăn mình
  • In a Crib: Bé nên ngủ trong chiếc giường Cũi có bề mặt phẳng, xung quanh có thanh chắn an toàn. Nên để trẻ trong cũi chắc chắn cho đến ít nhất 3 tuổi. Lưu ý không sử dụng loại nôi rung Rock 'N Play cho trẻ ngủ.

Bạn cũng có thể lắp máy tạo tiếng ồn trắng và giữ phòng tối hoàn toàn để giúp bé ngủ ngon.

Các bí quyết làm sao để bé ngủ ngon kể trên vừa hiệu quả vừa an toàn, vừa giúp cải thiện giấc ngủ trẻ sơ sinh mà không có tác dụng phụ. Phụ huynh và các chuyên gia y tế có thể tự tin sử dụng những kỹ thuật này để giảm các vấn đề về giấc ngủ trẻ sơ sinh, cũng như chứng trầm cảm của mẹ sau sinh.

Giúp bé ngủ ngon
Tiếng ồn trắng cũng có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể đến khám và điều trị tại Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Đây là cơ sở uy tín cả nước trong trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến tâm lý, sức khỏe tâm thần.

Ngoài bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho con, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan