Mức cholesterol khuyến cáo theo từng độ tuổi

Cholesterol là một loại chất béo được cơ thể sản xuất ra và có trong một số đồ ăn. Cơ thể cần cholesterol để có thể hoạt động và sinh trưởng, nhưng cholesterol quá cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, bởi cholesterol dư thừa sẽ gây nên chứng vữa xơ mạch máu.

1. Tổng quan về cholesterol

Nồng độ cholesterol toàn phần bao gồm hai thành phần là lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoproteins - LDL) và lipoprotein tỉ trọng cao (high-density lipoproteins - HDL).

LDL được coi là cholesterol “xấu” bởi nó gây ra vữa xơ mạch máu và làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch. HDL được coi là cholesterol “tốt” bởi nó giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do đó nồng độ HDL càng cao càng tốt.

Bên cạnh đó còn có một yếu tố khác là triglyceride. Triglyceride cũng là một loại chất béo nhưng có vai trò khác với cholesterol, cơ thể sử dụng triglyceride để tạo ra năng lượng.

Nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch sẽ tăng lên nếu nồng độ triglyceride cao và nồng độ HDL thấp.

2. Nồng độ cholesterol khuyến cáo ở người trưởng thành

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra nồng độ cholesterol 4 - 6 năm/lần.

Nồng độ cholesterol có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, và nam giới đứng trước nguy cơ cao hơn so với nữ giới (nguy cơ của nữ giới sẽ tăng lên sau khi mãn kinh).

Theo khuyến cáo được đăng trên Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ năm 2018, nồng độ cholesterol ở người trưởng thành được phân loại như sau (đơn vị: mg/dL):

3. Nồng độ cholesterol khuyến cáo ở trẻ em

Những đứa trẻ năng hoạt động thể chất, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không bị thừa cân, không có tiền sử gia đình cholesterol cao thì ít có nguy cơ bị cholesterol cao.

Hiện nay trẻ em được khuyến cáo nên kiểm tra nồng độ cholesterol ở thời điểm giữa 9 và 11 tuổi, và giữa 17 và 21 tuổi (nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ, như đái tháo đường hay tiền sử gia đình cholesterol cao, nên được kiểm tra tại thời điểm giữa 2 và 8 tuổi, và giữa 12 và 16 tuổi).

Theo khuyến cáo của Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, nồng độ cholesterol ở trẻ em được phân thành như sau (đơn vị: mg/dL):

4. Cách để phòng tránh cholesterol cao, duy trì nồng độ cholesterol khuyến cáo

Thực hành lối sống lành mạnh là một phương pháp hiệu quả để phòng tránh cholesterol cao, duy trì nồng độ cholesterol khuyến cáo. Đây là một biện pháp dễ dàng, có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, bao gồm:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: vừa giúp giảm cân, vừa giúp tăng nồng độ HDL cholesterol. Nên tập 30 - 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa đủ.
  • Ăn nhiều chất xơ: nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ (như ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì trắng).
  • Sử dụng chất béo có lợi: các chất béo có lợi có trong dầu olive, quả bơ và các loại hạt, những loại chất béo này không làm tăng nồng độ LDL cholesterol.
  • Hạn chế lượng cholesterol ăn vào: nên hạn chế sử dụng các thức ăn có nồng độ chất béo bão hòa cao như pho mát, sữa nguyên kem, thịt đỏ nhiều mỡ,...
  • Không hút thuốc lá: hút thuốc lá làm suy giảm nồng độ HDL cholesterol.

hút thuốc lá làm suy giảm nồng độ HDL cholesterol
hút thuốc lá làm suy giảm nồng độ HDL cholesterol

Nồng độ cholesterol nên được kiểm soát càng sớm càng tốt, bởi càng kiểm soát sớm bao nhiêu thì có hiệu quả bấy nhiêu.

Gói khám quản lý ngoại trú tiểu đường - tăng mỡ máu tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho đối tượng khách hàng nam, nữ mọi độ tuổi quy trình khám xét nghiệm tổng quát các định lượng Cholesterol HDL, LDL, Triglycerid..... Đối với trẻ em tầm soát lần đầu vào khoảng 10 tuổi, thử lại vào tuổi dậy thì nếu dậy thì sớm. Nếu kết quả bình thường thử lại 2 năm 1 lần. Dựa vào các kết quả từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, lời khuyên để cải thiện sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe