Tại sao môi bạn bị sưng khi vừa thức dậy?

Sưng môi sau khi ngủ dậy có thể là một tình trạng đáng báo động về sức khỏe, đặc biệt nếu bạn hoàn toàn không có vết thương nào ở vùng miệng. Vậy ngủ dậy bị sưng môi là gì và điều này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

1. Nguyên nhân của sưng môi sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị sưng môi là kết quả của tình trạng viêm hoặc tích tụ chất lỏng trong mô. Việc tìm ra nguyên nhân sưng môi có thể cần nhiều thông tin khác nhau. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân sưng môi sau khi ngủ dậy có thể được xác định khá dễ dàng.

1.1. Phản ứng dị ứng

Dị ứng một số loại thực phẩm, thuốc hoặc vết cắn, vết đốt của côn trùng là những nguyên nhân khá phổ biến gây sưng môi và các triệu chứng khác. Thực phẩm thường liên quan đến dị ứng bao gồm:

Chúng ta cũng có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một số loại gia vị. Ớt cay có thể gây ra cảm giác nóng trong miệng và sưng môi, nhưng ngay cả những loại gia vị nhẹ hơn cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Trong số đó có:

Dị ứng với một số loại thuốc cũng có thể khiến sưng môi sau khi ngủ dậy. Penicillin và các loại kháng sinh khác là một trong những loại thuốc phổ biến gây ra các phản ứng dị ứng.

Phản ứng dị ứng nhẹ có thể bao gồm phát ban hoặc ngứa. Mức độ nặng hơn bao gồm phát ban, ho, thở khò khè và phù mạch. Phù mạch là tình trạng sưng tấy nghiêm trọng ở các mô sâu hơn của da, đặc biệt là ở mặt và môi. Mức độ nặng và nguy hiểm nhất của phản ứng dị ứng là sốc phản vệ với các triệu chứng như tức ngực, sưng phù lưỡi, môi, đường thở và dẫn đến tình trạng khó thở.

Nhìn chung, sốc phản vệ phát triển nhanh chóng ở những người có cơ địa rất nhạy cảm, vì vậy nó có thể xảy ra ngay sau khi ăn một thứ gì đó hoặc dùng một loại thuốc mà cơ thể cực kỳ dị ứng.

sưng môi sau khi ngủ dậy
Dị ứng với một số loại thuốc cũng có thể khiến sưng môi sau khi ngủ dậy.

1.2. Tình trạng da và nhiễm trùng

Nổi mụn trên hoặc gần môi có thể gây sưng môi tạm thời. Sưng tấy nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bị mụn trứng cá dạng nang, loại mụn nghiêm trọng có thể gây ra các tổn thương giống như nhọt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Vết loét lạnh, nhiễm trùng do herpes và mụn nước do coxsackievirus xung quanh miệng cũng có thể khiến môi sưng tấy. Những thay đổi này là triệu chứng liên quan đến vi-rút và có thể xuất hiện qua đêm, mặc dù vi-rút đã tồn tại trong cơ thể người bệnh một thời gian trước đó.

Nếu đã phơi nắng cả ngày mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp, môi có thể bị cháy nắng nghiêm trọng và xuất hiện các triệu chứng như sưng, môi nứt nẻ. Những ảnh hưởng của cháy nắng trên môi và những nơi khác thường giảm dần trong vài ngày.

Một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến được gọi là viêm mô tế bào có thể gây sưng môi hoặc sưng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nếu bị nhiễm trùng.

1.3. Do cơ và thần kinh

Một loạt các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ trên khuôn mặt cũng có thể khiến chúng ta bị sưng môi sau khi ngủ dậy hoặc các triệu chứng tương tự.

Tình trạng loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng đến những người chơi kèn trumpet và các nhạc công khác - những người dành hàng giờ để mím môi khi chơi nhạc cụ. Vị trí ngậm của miệng khi chơi một nhạc cụ dùng hơi hoặc nhạc cụ bằng đồng thau sẽ gây ra tình trạng căng cơ miệng, có thể khiến môi bị sưng và tê.

Bên cạnh đó, hội chứng Melkersson-Rosenthal là một tình trạng thần kinh hiếm gặp, gây sưng ở môi và mặt cũng như tê liệt một số cơ. Các đợt bùng phát của bệnh có thể xảy ra cách nhau vài ngày hoặc vài năm. Những cơn bùng phát này thường bắt đầu từ những năm thơ ấu hoặc thiếu niên. Nguyên nhân của hội chứng Melkersson-Rosenthal vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng nó được xem là do di truyền.

1.4. Vấn đề nha khoa

Các vấn đề trong nha khoa như niềng răng và các phương pháp điều trị khác có thể dẫn đến sưng môi vào ngày sau khi hoàn thành công việc. Nhiễm trùng miệng hoặc nướu cũng có thể dẫn đến sưng môi và viêm bên trong miệng.

Ung thư môi tuy không phổ biến nhưng cũng có thể gây sưng tấy. Tuy nhiên, ung thư môi thường có biểu hiện đầu tiên là vết loét ở bên ngoài hoặc bên trong môi.

1.5. Do chấn thương

Vết thương trực tiếp trên môi có thể gây ra sưng tấy và có thể hình thành từ từ sau một đêm. Thương tích bao gồm vết cắt, vết xước và vết bầm tím.

Bạn có thể vô tình làm bị thương môi nếu cắn hoặc nhai trúng môi mà không nhận ra. Ngoài ra, ngủ ở tư thế khó chịu hoặc ngủ dựa vào bề mặt cứng có thể gây áp lực lên môi, gây sưng tạm thời trong khi ngủ.

sưng môi sau khi ngủ dậy
Thương tích bao gồm vết cắt, vết xước và vết bầm tím có thể khiến sưng môi sau khi ngủ dậy.

2. Mức độ sưng của môi trên so với môi dưới

Nếu nguyên nhân gây ra sưng môi là do chấn thương, chẳng hạn như vết thương tác động vào miệng hoặc vết cắt... thì phần môi hấp thụ hầu hết lực từ chấn thương sẽ bị sưng nhiều nhất.

Hội chứng Melkersson-Rosenthal có xu hướng gây sưng môi trên nhiều hơn là môi dưới. Nếu người bệnh được tiêm thuốc tê ở môi dưới trước khi làm răng thì môi dưới sẽ bị sưng vào sáng hôm sau.

Một số tình trạng bệnh lý có xu hướng chỉ phát triển ở môi dưới là bệnh viêm môi, đây là tình trạng viêm nhiễm hiếm gặp, có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới trưởng thành nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác và cũng liên quan đến ung thư môi.

3. Sưng ở một bên miệng

Nếu tình trạng sưng môi chỉ giới hạn ở một bên miệng có thể là do người bệnh bị chấn thương ở phần miệng đó hoặc do sự hiện diện của u nang hoặc khối u nào khác ở vị trí đó. Nếu người bệnh thức dậy và nhận thấy điều này, hãy kiểm tra miệng cẩn thận và xem xét hoặc cảm nhận những bất thường khiến một bên môi bị sưng.

Lưu ý các tình trạng khác cũng có thể khiến một bên miệng trông khác so với bên còn lại. Nếu thức dậy và nhận thấy một bên miệng bị xệ, chảy nhiều nước dãi hoặc gặp khó khăn trong việc nói thì đây có thể là triệu chứng của đột quỵ hoặc liệt dây thần kinh 7 ngoại biên (còn gọi là liệt Bell).

Liệt Bell là một tình trạng tạm thời do chấn thương hoặc viêm các dây thần kinh số 7 (thần kinh mặt), làm tê liệt cơ mặt, tuy nhiên bệnh liệt Bell không phải là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

4. Cách điều trị sưng môi

4.1. Điều trị tại nhà

Chườm lạnh bằng cách lấy khăn tắm bọc nước đá và chườm môi tổn thương có thể làm giảm mức độ sưng tấy. Lưu ý không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây thêm tổn thương.

Nếu tình trạng sưng môi là do cháy nắng thì người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng da lô hội. Kèm theo đó, nếu môi khô hoặc nứt nẻ nghiêm trọng có thể cải thiện nếu chúng ta sử dụng một loại son dưỡng ẩm nhẹ nhàng.

sưng môi sau khi ngủ dậy
Điều trị sưng môi sau khi ngủ dậy bằng cách chườm lạnh để làm giảm mức độ sưng tấy.

4.2. Điều trị tại cơ sở y tế

Nếu tình trạng ngủ dậy bị sưng môi liên quan đến phản ứng viêm, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc thuốc corticosteroid có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

NSAID còn hữu ích trong trường hợp môi có vết bầm tím hoặc chấn thương khiến nó sưng tấy lên.

Các bệnh lý thần kinh khác (như loạn trương lực cơ khu trú) có thể cần các phương pháp điều trị xâm lấn hơn. Đối với chứng loạn trương lực do thuyên tắc, thuốc giãn cơ (như baclofen) có thể hữu ích.

5. Khi nào người bị sưng môi đến gặp bác sĩ?

Dị ứng thực phẩm nghiêm trọng có thể gây ra nhiều triệu chứng hơn là chỉ sưng môi đơn thuần. Nếu các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng như thở khò khè, khó thở hoặc sưng miệng/lưỡi xảy ra, người bệnh hãy gọi cho cấp cứu y tế gần nhất.

Trường hợp nhẹ hơn như mụn trứng cá dạng nang cần đến gặp bác sĩ da liễu kiểm tra, đánh giá sự hiện diện của u nang hoặc các khối u phát triển đáng ngờ trên hoặc dưới bề mặt môi. Bệnh nhân có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ có một tình trạng khác kèm theo.

Nếu sưng môi sau khi ngủ dậy ở mức độ nhẹ và không có các triệu chứng khác, người bệnh hãy lưu ý xem vết sưng đó có biến mất hay vẫn dai dẳng. Nếu vết sưng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy đến gặp bác sĩ. Trường hợp có kèm theo các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, người bệnh hãy đến cơ sở y tế khẩn cấp.

Nếu ngủ dậy bị sưng môi mà không rõ nguyên nhân, người mắc bệnh hãy xem xét các loại thực phẩm đã ăn và bất kỳ loại thuốc nào đã dùng. Đồng thời, kiểm tra các chấn thương, nhiễm trùng và bất kỳ khả năng tiếp xúc nào với chất gây dị ứng trong môi trường xung quanh.

Thêm vào đó, hãy tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu người bệnh gặp một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đột quỵ, sưng mặt/mắt hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

343.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan