Độ tuổi nào có thể nạo VA cho trẻ?

VA là khối mô lympho hình tam giác, vị trí ở phía sau-trên họng mũi, thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch, vì vậy VA hay bị viêm nhiễm trùng.

1. Nạo VA là gì?

Nạo VA một thủ thuật thường được sử dụng để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng. Nạo VA thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt a-mi-đan.

Nạo VA sẽ chỉ được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đề cập sau quá trình bệnh lý kéo dài. Tuy nhiên, không có nghĩa là mọi trường hợp đều phải nạo VA. Do vậy, nạo VA chỉ được chỉ định và chống chỉ định khi:

Chỉ định:

  • Viêm VA lớn đến mức gây cản trở việc thở của trẻ, khiến trẻ phải thở miệng, ngủ ngáy.
  • Khi ăn trẻ khó nuốt, bị rối loạn tiêu hóa , viêm cầu thận.
  • Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
  • Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo viêm tai giữa ứ dịch, viêm tai giữa cấp tái phát, viêm tai giữa mạn thủng nhĩ và viêm xoang mạn tính.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tuyệt đối với trẻ bị bệnh máu, tim, lao tiến triển và hở hàm ếch.
  • Chống chỉ định tương đối với trẻ bị viêm cấp như sốt, ho; ỉa chảy, mụn nhọt, tiêm phòng và trong vùng dịch.

2. Độ tuổi có thể nạo VA cho trẻ

Nạo VA ở trẻ em thường khoảng 20 tháng tuổi trở lên và thường dưới 5-6 tuổi. Thỉnh thoảng có bé lớn hơn từ 6 – 7 tuổi vẫn có VA tồn dư cần phải nạo.

Nạo VA, cắt amidan không nguy hiểm vì đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn. Đồng thời cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bởi VA chỉ là 1 trong những tế bào miễn dịch đường hô hấp của trẻ. Ngoài VA còn nhiều hệ miễn dịch tự nhiên khác nằm dưới lớp niêm mạc hô hấp.

Nạo VA được thực hiện tại khu vực ngoại trú dưới gây mê. Trong phẫu thuật, thông thường ca phẫu thuật diễn ra từ 30 - 60 phút. Trẻ được gây mê qua mặt nạ rồi đặt nội khí quản và được theo dõi cẩn thận suốt quá trình phẫu thuật. Amidan và VA được cắt bỏ qua đường miệng nên sẽ không có vết rạch ở mặt hay ở cổ.

Sau phẫu thuật, trẻ có thể về nhà trong cùng ngày thực hiện phẫu thuật.

Chăm sóc trẻ sau nạo VA
Cho trẻ uống nước ấm sau khi nạo VA

3. Chăm sóc trẻ trước và sau khi nạo VA

Trước khi nạo VA:

Nạo VA được thực hiên qua đường miệng và trước khi phẫu thuật, cha mẹ cần thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Trong 7 - 10 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật, không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống viêm như: Ibuprofen, Indomethacin và naproxen.
  • Trước 10 ngày phẫu thuật thông báo cho bác sĩ chuyên khoa các loại thuốc trẻ đang dùng.
  • Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt ở nhà cho giai đoạn sau mổ.
  • Trấn an trẻ để trẻ không lo lắng, sợ hãi trước phẫu thuật.
  • Tuân thủ chế độ ăn cho trẻ trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể dùng sữa công thức trước giờ mổ 6 tiếng và bú mẹ trước giờ mổ 4 tiếng.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi không được ăn gì kể từ 0h ngày hẹn mổ.
  • Trẻ ở mọi lứa tuổi có thể uống nước lọc khoảng 2 tiếng trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ phải uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì cho trẻ uống thuốc cùng một chút nước lọc vào buổi sáng hôm phẫu thuật.

Sau khi nạo VA:

  • Sau khi nạo VA, trẻ sẽ bị đau họng kéo dài từ một đến hai tuần. Do vậy trẻ cần uống nhiều nước để tránh mất nước; cơ thể có đủ nước sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
  • Trong hai tuần sau phẫu thuật, không cho trẻ ăn thức ăn nóng, cay hoặc thức ăn cứng và giòn. Nên uống nước ấm và thức ăn nhẹ sẽ giúp họng của trẻ dễ chịu hơn.
  • Thực đơn và nước uống phù hợp cho trẻ gồm: Nước ấm, nước trái cây, nước Gatorade, nước Jell-O, Kem, sữa chua, bánh pút-đinh, nước súp gà hoặc bò ấm, thịt và rau chín mềm.
  • Trẻ cần tránh các hoạt động chạy nhảy trong một tuần sau phẫu thuật. Trẻ có thể đi học lại trong vòng ba đến bốn ngày nếu trẻ cảm thấy sẵn sàng.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan