Nhu cầu vitamin K từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành

Vitamin K là một trong 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể của chúng ta. Nhu cầu vitamin K hàng ngày luôn thay đổi linh hoạt theo lứa tuổi. Vậy trẻ sơ sinh và người trưởng thành cần được cung cấp vitamin K như thế nào?

1. Tổng quan về vitamin K bạn nên biết

Vitamin K là một loại vitamin giàu dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần cho các hoạt động. Khi được cung cấp đủ vitamin K, chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ quá trình đông máu, tăng sự rắn chắc cho xương và hỗ trợ mọi hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đôi khi thuốc bạn đang sử dụng có khả năng khiến máu loãng khó đông thì việc bổ sung vitamin K là vô cùng cần thiết.

2. Nhu cầu vitamin K hàng ngày theo độ tuổi

Nhu cầu vitamin K hàng ngày sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi và giới tính của chúng ta. Dưới các nghiên cứu và thống kê nhu cầu sử dụng vitamin K, các bác sĩ, chuyên gia đã lập ra nhu cầu trung bình theo từng độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi: 2 mcg
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng: 2,5 mcg
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 30 mcg
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 55 mcg
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 60 mcg
  • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: 75 mcg
  • Đàn ông trưởng thành từ tuổi 19: 120 mcg
  • Phụ nữ sau 19 tuổi: 90 mcg
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú : 75 - 90 mcg

3. Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin K

Trong các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ chứa một lượng vitamin K nhất định. Khi bạn cần nguồn cung cấp vitamin K tự nhiên bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:

  • Trái cây tươi (quả việt quất, quả sung)
  • Thịt
  • Pho mát
  • Trứng
  • Đậu nành

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp cung cấp vitamin K bạn có thể tìm hiểu được. Như việc bổ sung trực tiếp các loại vitamin thông qua uống.

4. Các loại vitamin K mà bạn thường gặp

Vitamin K là một vi chất có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vitamin khác. Bạn có thể gặp vitamin K được kết hợp cùng canxi, vitamin D hay magie. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thực phẩm chức năng và chỉ cung cấp duy nhất vitamin K trong thành phần. Các thực phẩm chức năng đó sẽ xuất hiện 2 loại vitamin K phổ biến là K1 và K2.

Nhu cầu vitamin K2 của cơ thể chúng ta cũng có thể đo lường. Nhưng bạn nên tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để tính toán con số chính xác nhất.

5. Nhận biết cơ thể đang thừa hay thiếu vitamin K

Thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng luôn là vấn đề của mỗi người trong số chúng ta. Tuy nhiên, riêng với vitamin K cơ thể chúng ta gần như được cung cấp đầy đủ từ nguồn thực phẩm nạp vào. Nhưng điều này vẫn có ngoại lệ đó chính là các bé sơ sinh sau khi ra đời có thể bị thiếu vitamin K và cần bổ sung bằng cách uống vitamin.

Ngoài các bé mới sinh, vẫn có một số đối tượng do tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi bệnh lý không mong muốn mà giảm khả năng hấp thụ vitamin K như:

Khi bị thiếu hay kém hấp thụ vitamin K cơ thể chúng ta sẽ gặp phải những rắc rối nào?

  • Máu khó đông
  • Người hay bị xuất hiện vết bầm trên da

Loãng xương do vitamin K có vai trò quan trọng với xương

Nhu cầu Vitamin K ở mỗi độ tuổi là khác nhau
Nhu cầu Vitamin K ở mỗi độ tuổi là khác nhau

6. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ của vitamin K

Một số công dụng đáng quan tâm của vitamin K mà bạn cần lưu ý như:

  • Chống loãng xương

Sự ảnh hưởng của vitamin K đến sức khỏe xương vô cùng lớn. Trong nhiều nghiên cứu so sánh khẩu phần ăn giàu vitamin K và ăn ít đã cho thấy rằng người bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin K ít bị tổn thương về xương đặc biệt là gãy xương hông. Sau đó các nghiên cứu thực hiện trên người ăn ít vitamin K đã cho thấy rằng, sức khỏe xương trở nên tích cực hơn sau một thời gian. Nhờ vậy mà vitamin giúp xương luôn chắc khỏe, còn về khả năng ngăn chặn loãng xương của vitamin K vẫn còn đang trong nghiên cứu chưa thể kết luận chính xác.

  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Tuy rằng chúng ta không thể khẳng định tác dụng của vitamin K tốt cho bệnh tim mạch nhưng đó là một giả thiết khả thi. Tuy nhiên ít nhiều việc thiếu hụt vitamin K sẽ gây nên ảnh hưởng cho hệ tuần hoàn và quá trình đông máu trong cơ thể.

  • Vitamin K có gây nên tác dụng phụ nào không?

Vitamin K tự nhiên vốn là dưỡng chất cung cấp năng lượng và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Nhưng một số loại thuốc hiện nay có thành phần đối kháng lại với vitamin K có thể gây nguy hiểm cho người dùng.

7. Một số loại thuốc ảnh hưởng tới vitamin K

Khi sử dụng vitamin K bạn nên chú ý đến những loại thuốc bạn đang sử dụng để tránh thuốc đối kháng lại vitamin. Sau đây là ví dụ về một số loại thuốc có thể tương tác với vitamin K:

  • Warfarin

Khi sử dụng warfarin, bạn sẽ đối mặt với vấn đề máu khó đông. Bạn có thể cân đối lượng dùng thuốc và vitamin K sao cho phù hợp không để xảy ra mất cân đối vitamin và warfarin. Dù là thừa hay thiếu vitamin K trong trường hợp này đều gây nên rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Thuốc kháng sinh

Thuống kháng sinh có khả năng ức chế các vi sinh vật để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên một số vi sinh vật tốt cho đường ruột và tạo ra vitamin K cũng bị kháng sinh tiêu diệt. Do vậy nếu sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt vitamin.

  • Chất làm cô lập acid ở mật

Cholestyramine và colestipol là các chất làm cô lập acid mật đồng thời làm giảm cholesterol trong máu. Do đó, bạn sử dụng lâu dài sẽ là hao hụt đi lượng vitamin K có trong cơ thể.

  • Orlistat

Orlistat là một loại thuốc làm giảm chất béo khiến quá trình giảm cân đạt hiệu quả. Tuy nhiên với vitamin tan trong chất béo đây là một điều thật tồi tệ. Cũng từ đó mà khả năng hấp thụ vitamin K bị giảm đáng kể khi giảm cân.

Như vậy, với tầm quan trọng của vitamin K, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Một số loại thuốc ảnh hưởng tới nhu cầu dùng vitamin K2 hàng ngày
Một số loại thuốc ảnh hưởng tới nhu cầu dùng vitamin K2 hàng ngày

8. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh với vitamin K

Nguồn cung cấp vitamin tự nhiên luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích hơn là bổ sung từ thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng chỉ được khuyến khích khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt nghiêm trọng không thể bổ sung tự nhiên. Do vậy, kế hoạch ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh sẽ bổ sung vitamin K tích cực cho cơ thể.

Như vậy, nhu cầu dùng vitamin K2 hàng ngày phụ thuộc vào lứa tuổi giới tính và thể trạng cơ thể. Để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín chất lượng. Tại đây các bác sĩ chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn mọi thông tin cần thiết để đảm bảo có một sức khỏe bền vững.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: ods.od.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan