Gạo men đỏ: Lợi ích, tác dụng phụ và liều dùng

Mặc dù gạo men đỏ mới chỉ xuất hiện trên các kệ thuốc trong vài thập kỷ qua, nhưng loại gạo này được biết đến và đánh giá cao nhờ tính chất dược liệu mạnh mẽ trong suốt hàng trăm năm. Là một trong những biện pháp tự nhiên hàng đầu điều trị cholesterol cao, gạo men đỏ là một trong số ít các chất bổ sung tự nhiên có chứa các hoạt chất gần giống với các chất có trong thuốc theo toa.

1. Gạo men đỏ là gì?

Gạo men đỏ là một loại gạo được lên men bằng cách sử dụng một vài khuẩn nấm đặc biệt. Loại gạo này được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc vì các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Gạo men đỏ chứa hợp chất monacolin K - hoạt chất tương tự được tìm thấy trong các loại thuốc giảm cholesterol kê theo toa như lovastatin. Vì lý do này, gạo thường được sử dụng như là một lựa chọn thay thế hiệu quả để cắt giảm chi phí cho các loại thuốc đắt tiền giúp giảm mức cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu cũng cho thấy những tác dụng có lợi khác của gạo men đỏ như giảm sự phát triển của tế bào ung thư, cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện insulin.

Ngày nay, gạo men đỏ thường được bán dưới dạng thực phẩm chức năng bổ sung không cần kê đơn để giúp người dùng kiểm soát chỉ số cholesterol và cải thiện khả năng chữa các bệnh của cơ thể.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người và ước tính chiếm 31,5% số ca tử vong trên toàn thế giới. Cholesterol cao chính một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tim, có thể khiến các động mạch bị hẹp và cứng lại, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Gạo men đỏ thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để giúp giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim, thường có tác dụng phụ ít hơn so với các loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị cholesterol cao.

Một nghiên cứu ở 25 người cho thấy sử dụng gạo men đỏ làm giảm tổng lượng cholesterol trung bình 15% và 21% cholesterol xấu LDL trong khoảng hai tháng điều trị.

Tương tự, một nghiên cứu kéo dài tám tuần ở 79 người đã cho thấy rằng uống 600mg gạo men đỏ hai lần mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol LDL xấu, so với nhóm đối chứng.

Hơn nữa, một kết quả dựa trên 21 nghiên cứu cho thấy gạo men đỏ có hiệu quả trong việc giảm tổng mức cholesterol và LDL cholesterol xấu, cũng như triglyceride và huyết áp, khi kết hợp với thuốc statin.

tim mạch
Những nghiên cứu đã cho thấy gạo men đỏ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

3. Điều trị rối loạn chuyển hóa

Hội chứng rối loạn chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ Một số triệu chứng của rối loạn chuyển hóa bao gồm huyết áp cao, mỡ dư thừa, lượng đường trong máu tăng và sự thay đổi đột ngột nồng độ cholesterol hoặc chất béo trung tính.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gạo men đỏ có thể giúp điều trị một số nguy cơ trên và có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên để hỗ trợ phòng ngừa rối loạn chuyển hóa. Một trong những tác dụng được chứng minh rõ ràng nhất của sản phẩm này là khả năng giảm cholesterol. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có hiệu quả có thể làm giảm cả mức cholesterol toàn phần và LDL.

Một nghiên cứu nhỏ khác kéo dài 18 tuần cho thấy sử dụng chất bổ sung có chứa gạo men đỏ có thể làm giảm lượng đường trong máu, nồng độ insulinhuyết áp tâm thu ở những người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Thêm vào đó, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần khác đã xem xét tác động của gạo men đỏ đối với cơ thể chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo so với nhóm đối chứng. Phát hiện ra rằng gạo men đỏ có thể ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ cholesterol và trọng lượng cơ thể.

4. Chống viêm

Viêm là một phản ứng miễn dịch bình thường để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng cấp tính và vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, tình trạng viêm kéo dài được cho là góp phần gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Các nghiên cứu cho thấy bổ sung gạo men đỏ có thể giúp người dùng giảm viêm và tăng cường sức khỏe trong dài hạn. Ví dụ, một nghiên cứu ở 50 người mắc rối loạn chuyển hóa cho thấy rằng thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ và chiết xuất ô liu làm giảm mức độ stress oxy hóa,một nguyên nhân chính gây viêm mãn tính, lên đến 20%.

5. Phòng chống ung thư

Mặc dù các nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn ở trên động vật và trong ống nghiệm, một số bằng chứng cho thấy gạo men đỏ có thể giúp làm giảm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung gạo men đỏ cho những con chuột bị ung thư tuyến tiền liệt làm giảm đáng kể số lượng khối u so với nhóm đối chứng.

Tương tự, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng điều trị các tế bào ung thư tuyến tiền liệt bằng gạo men đỏ có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả hơn khi dùng lovastatin, một loại thuốc giảm cholesterol có tác dụng chống ung thư.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu y tế hơn để đánh giá tác dụng thực sự của gạo men đỏ đối với các loại ung thư khác ở người.

6. Các lưu ý và tác dụng phụ khi sử dụng gạo men đỏ

Đầy bụng, khó tiêu
Đầy hơi, khó tiêu là một số những tác dụng phụ có thể gặp phải nếu không sử dụng gạo men đỏ đúng cách

Monacolin K là hợp chất được tìm thấy trong gạo men đỏ thường được chiết xuất và sử dụng trong statin và thuốc hạ cholesterol. Chất này thường được ghi nhận với phần lớn các lợi ích sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến đặc tính giảm cholesterol.

Theo FDA, các sản phẩm gạo men đỏ có chứa monacolin K nên được coi là một loại thuốc, vì vậy cần tuân theo các quy định chặt chẽ hơn so với các chất thực phẩm bổ sung không kê đơn tiêu chuẩn.

Từ năm 1998, FDA đã có hành động kiểm soát các công ty bán chiết xuất men gạo đỏ như một chất bổ sung không có giấy phép.Trong những năm gần đây, một số chất bổ sung có chứa gạo men đỏ đã được bày bán phổ biến, nhiều nhà sản xuất có hành động trốn tránh các quy định của FDA bằng cách chỉ sản xuất hàm lượng vô cùng nhỏ monacolin K. Tuy nhiên, những sản phẩm này thường không có tác dụng hay lợi ích gì đối với cơ thể.

Mặc dù gạo men đỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, việc sử dụng không đúng cách cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Ví dụ như các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày là một số tác dụng phụ phổ biến nhất của gạo men đỏ.

Trong những trường hợp cực đoan hơn, gạo men đỏ có thể gây ra các vấn đề như sản xuất độc tính gan và dị ứng, tương tự như các tác dụng phụ gây ra bởi thuốc giảm cholesterol theo toa. Vì lý do này, điều quan trọng là phải tuân thủ liều lượng khuyến nghị và mua từ các nhà bán lẻ có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Do nghiên cứu về tác dụng và độ an toàn lâu dài của gạo men đỏ vẫn còn hạn chế nên loại sản phẩm này không được khuyến nghị cho những người hiện đang dùng thuốc statin hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

7. Liều lượng

gạo men đo
Gạo men đỏ thường có sẵn ở dạng viên nang hoặc viên nén

Gạo men đỏ thường có sẵn ở dạng viên nang hoặc viên nén và thường được pha chế kết hợp với các thành phần khác, chẳng hạn như CoQ10, nattokinase hoặc axit béo omega-3. Những chất bổ sung này có thể được tìm thấy rộng rãi trong các cửa hàng thực phẩm sức khỏe, nhà thuốc và các nhà bán lẻ trực tuyến.

Một liều từ 200 đến 4,800 mg đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng, thường chứa khoảng 10 mg tổng lượng monacolin. Hầu hết các nhãn hàng trên thị trường thường khuyên dùng từ 1.200 1.200 mg mỗi ngày, chia làm hai đến ba liều. Tuy nhiên, do nguy cơ tác dụng phụ và các mối lo ngại về an toàn sử dụng liên quan đến chiết xuất men gạo đỏ, khách hàng nên gặp bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp cho cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan