Đường lỏng làm hại cơ thể bạn như thế nào?

Tiêu thụ nhiều đường không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đường lỏng gây ra nhiều hệ lụy về sức khoẻ.

1. Đường lỏng là gì?

Đường lỏng là xi-rô bắp giàu fructose, được tiêu thụ ở dạng lỏng một thực phẩm công nghiệp được dùng rộng rãi trong chế biến thức ăn nhanh, thực phẩm đóng chai như: Soda có đường, nước trái cây.

Dưới đây là hàm lượng calo và đường trong 355mL một số đồ uống nhiều đường phổ biến:

  • Soda: 151 calo và 39 gram đường
  • Trà đá ngọt: 144 calo và 35 gram đường
  • Nước cam không đường: 175 calo và 33 gram đường
  • Nước nho không đường: 228 calo và 54 gram đường
  • Nước chanh: 149 calo và 37 gram đường
  • Đồ uống thể thao: 118 calo và 22 gram đường.
Nước ngọt.
Đường lỏng được sử dụng nhiều để chế biến nước ngọt đóng chai

2. Đường lỏng khác với đường ăn ở chỗ nào?

2.1 Đường ăn

Đường ăn có trong các loại thực phẩm từ bột như: Bánh mì, khoai, cơm... Khi vào bộ máy tiêu hóa các tinh bột sẽ được tiêu hóa, một phần sẽ được chuyển hóa thành glucose. Và chỉ ở dạng glucose, ruột mới chịu hấp thu. Glucose đi vào cơ thể có tác dụng kích thích sản sinh insulin làm giảm quá trình thèm ăn, giúp hệ thuống tiêu hóa họa động hiệu quả hơn.

Ngoài ra, đường glucosre sẽ được dự trữ ở gan trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng glycoge, cung cấp năng lượng khi cơ thể bị thiếu hụt năng lượng.

2.2 Đường lỏng

Còn đường lỏng bao gồm glucose và fructose, đi thẳng vào cơ thể không cần chuyển hóa. Glucose vào máu, fructose vào gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Đường lỏng không tạo cảm giác đói. Vì vậy, nếu bạn uống một cốc nước táo thì bạn không hề có cảm giác rằng dạ dày bạn phần nào đó được lấp đầy.

Chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ
Glucose và Fructose trong đường lỏng hấp thụ vào cơ thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ

3. Đường lỏng làm hại cơ thể bạn như thế nào?

3.1 Đồ uống có đường và tăng cân

Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường thì có thể bạn đang vô tình nạp nhiều calo hơn và khiến bạn rất dễ tăng cân.

Thực tế tất cả các loại đường có chứa fructose, bao gồm mật ong, nước ép trái cây đều có khả năng gây tăng cân như nhau. Hơn nữa, khi đường fructose dư thừa sẽ rất dễ tăng cân, tăng tích mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Uống một cốc Soda khiến bạn dễ dàng nạp vào một lượng lớn đường và fructose trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Bạn nên kiểm soát lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi lượng calo được kiểm soát, lượng đường cao có thể dẫn đến tăng lượng mỡ trong cơ thể.

3.2 Tăng lượng đường máu

Ngoài việc thúc đẩy tăng cân, lượng calo trong đường lỏng có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và giảm độ nhạy của insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài kháng insulin và tiểu đường, uống đồ uống có đường cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Khi bạn tiêu thụ nhiều fructose dự trữ dưới dạng glycogen, chúng sẽ được chuyển thành chất béo. Một phần chất béo này sẽ được dự trữ trong gan của bạn gây ra viêm, kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng kháng insulin và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến việc ăn nhiều đường lỏng có thể bắt đầu ngay từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều đường lỏng.

tiểu đường type 2
Calo trong đường lỏng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

3.3 Đường lỏng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Đường lỏng cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim. Fructose làm tăng lượng chất béo trung tính và các phân tử chất béo khác trong máu của bạn. Một lượng lớn các chất béo trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Đường lỏng đặc biệt có hại cho những người kháng insulin thừa cân do gia tăng các hạt cholesterol LDL có hại cho sức khỏe. Và đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim.

4. Nạp bao nhiêu đường là nhiều?

Lượng đường lỏng nằm trong giới hạn tiêu thụ hàng ngày là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế nước ép trái cây ở mức 60 mL mỗi ngày và tránh hoàn toàn các loại đồ uống khác có thêm đường.

Dưới đây là một vài lựa chọn lành mạnh để thay thế cho đồ uống có đường và nước ép trái cây:

  • Nước thường hoặc cho thêm một lát chanh
  • Trà đen hoặc trà xanh cùng với một lát chanh
  • Trà thảo mộc
  • Cà phê nóng hoặc cà phê đá kèm với sữa hoặc kem.

Hầu hết các loại đồ uống này đều ngon mà không cần thêm chất làm ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn đang cai dần đồ uống có đường, bạn hãy thay thế bằng một số chất làm ngọt tự nhiên. Có nhiều lựa chọn thay thế tốt cho sức khỏe và ngon miệng thay cho đồ uống có đường.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan