Cho trẻ ăn nhiều phô mai có tốt không?

Phô mai thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao với các thành phần dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lipid và canxi. Những chất dinh dưỡng này cung cấp cho cơ thể giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Mặc dù, phô mai có nhiều ưu điểm nhưng liệu cho trẻ ăn nhiều phô mai thì có tốt không? Bài viết này sẽ bàn luận thêm vấn đề này.

1. Phô mai

Phô mai thuộc nhóm thực phẩm chế biến từ sữa được cô đặc nên hàm lượng chất đạm, chất béo đặc biệt canxi rất cao. Vì thế nếu cho trẻ ăn phô mai sẽ giúp bổ sung nguồn chất dinh dưỡng này hiệu quả. Hơn nữa, thành phần của phô mai không chưa đường nên những trẻ không dung nạp đường lactose vẫn có thể sử dụng phô mai cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể hiệu quả hơn.

Mặc dù phô mai có nhiều đặc tính tuyệt vời, nhưng không phải vì lý do đó mà bạn chỉ lựa chọn cho bé ăn phô mai mà quên đi các thực phẩm khác. Vì như thế sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng. Do thành phần dinh dưỡng của phô mai chủ yếu bao gồm đạm, carbs, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy việc chỉ nên lựa chọn cho bé ăn phô mai như một bữa phụ hoặc có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác như phết vào bánh mì, trộn vào cháo... để vừa bổ sung thêm năng lượng vừa có các thành phần dinh dưỡng thiếu hụt như vitamin và chất khoáng từ nguồn thực phẩm khác.

Phô mai và các loại thực phẩm từ sữa khác là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào. Nhưng bạn có thể tự hỏi liệu bạn có nên giới hạn pho mai trong chế độ ăn của con mình hay không.

Hàm lượng phô mai cho trẻ ăn có thể phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng... Đối với những trẻ mà có cân nặng quá mức tiêu chuẩn thì việc bổ sung phô mai vào chế độ ăn có thể không cần thiết. Thông thường ở trẻ phát triển bình thường chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 thanh phô mai mỗi ngày.

Vậy, trẻ ăn nhiều phô mai có tốt không? Không nên cho trẻ ăn quá nhiều phô mai đặc biệt khoảng thời gian lựa chọn cho trẻ ăn phô mai không nên kéo dài. Bởi vì, có thể sẽ gây cho trẻ các ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe của trẻ. Nếu bạn muốn bổ sung hàm lượng canxi hàng ngày cho bé thì bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi khác như: Cua đồng, tôm đồng...

Bé ăn phô mai
Mẹ không nên cho trẻ ăn phô mai quá nhiều

2. Những hiểu lầm khi sử dụng phô mai trong chế độ ăn của trẻ

Rất nhiều người Việt Nam nghĩ rằng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai thuộc nhóm thực phẩm nên dành cho đối tượng trẻ nhỏ, người già, người đau ốm. Tuy nhiên, quan điểm này lại ngược lại với các nước phát triển khi nghĩ về chế phẩm của sữa. Các sản phẩm được chế biến từ sữa ở các nước phát triển luôn được khuyến khích sử dụng nhằm mục đích cung cấp canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Sữa vẫn thuộc nhóm thực phẩm được người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn. Còn phô mai thì ngược lại, có thể giải thích một phần do chưa có thói quen sử dụng phô mai hoặc cũng có thể do chưa hiểu đúng về bản chất của phô mai. Để làm rõ hơn điều này có thể thấy phô mai có nguồn gốc từ sữa, được cô đặc nên hàm lượng thành phần các chất dinh dưỡng trong phô mai chiếm tỷ trọng rất cao đặc biệt bao gồm hàm lượng đạm, chất béo, canxi... Hơn nữa phô mai không chứa đường nên với những trẻ không có khả năng dung nạp được đường lactose nên phô mai có thể được xếp vào sản phẩm có khả năng thay thế sữa cho đối tượng này. Hơn nữa, phô mai chứa chủ yếu casein thuộc loại protein giúp trẻ dễ dàng tiêu hoá hơn.

Nhiều người còn sợ rằng sử dụng phô mai nhiều có thể gây béo phì. Nhưng điều này hoàn toàn chưa có căn cứ để minh chứng. Phô mai được xếp vào nhóm thực phẩm được ưa chuộng hàng đầu tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Loại thực phẩm này cũng được chứng cực kỳ tốt cho sức khỏe người sử dụng cùng với việc bổ sung canxi, vitamin A, vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể sử dụng. Hơn nữa, hương vị của phô mai khá thơm ngon, cùng với khả năng có thể tạo ra các thực đơn đa dạng phong phú cho bữa ăn mỗi ngày. Việc hình thành thói quen ăn phô mai sẽ trở thành một phần không thể thiếu của một thực đơn khỏe mạnh hàng ngày.

Trong trường hợp những người béo phì sử dụng có thể ăn phô mai đã được giảm hàm lượng chất béo trong sản phẩm nhằm cung cấp đủ nhu cầu về đạm, canxi, chất khoáng cũng như các vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Hàm lượng canxi trong phô mai cao gấp 6 lần so với hàm lượng canxi trong sữa, đồng thời thành phần của phô mai còn chứa vitamin D có tác dụng tốt cho hấp thu canxi vào xương. Ngoài ra, phô mai còn giúp cho sức khỏe của răng bởi vì nó sẽ tạo ra kiềm, giảm giúp độ acid ở miệng và có tác dụng ngăn chặn bệnh sâu răng.

3. Cho trẻ ăn nhiều phô mai có thể liên quan đến tình trạng táo bón

Chẩn đoán táo bón thường có nghĩa trẻ đi ngoài ra phân cứng, khó đi ngoài và cũng có thể gây đau. Một số trẻ sẽ đi tiêu ít hơn ba lần một tuần và những trẻ khác sẽ đi tiêu một lượng nhỏ thường xuyên trong ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn quá nhiều pho mát, chuối, gạo hoặc sữa đều có thể gây ra vấn đề. Vì vậy, có thể đem đến một chế độ ăn ít chất xơ, nước và các chất lỏng khác.

Các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra táo bón bao gồm căng thẳng, tuổi của trẻ và các hành vi khác.

Theo các chuyên gia cho rằng: Trẻ em thường bị táo bón vì chúng ngậm phân. Họ có thể gặp tình trạng này vì nhiều lý do, bao gồm: Stress; Khó khăn về thể chất khi sử dụng nhà vệ sinh...

Bé ăn phô mai bị táo bón
Bé ăn phô mai nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón

Để có thể giảm bớt chứng táo bón của trẻ khi sử dụng phô mai trong bữa ăn hàng ngày bạn cần đảm bảo cho trẻ ăn những bữa ăn cân bằng và lành mạnh. Điều này tốt cho sức khỏe tổng thể của trẻ:

Giảm các yếu tố có thể xảy ra tình trạng táo bón khi sử dụng phô mai. Thông thường các chuyên gia dinh dưỡng sẽ bắt đầu bằng cách đánh giá chế độ ăn uống của trẻ, hỏi loại thực phẩm nào và trẻ thường ăn bao nhiêu. Sau đó, bác sĩ có thể đề xuất điều chỉnh. Ví dụ, nếu một đứa trẻ đang ăn hơn 340 gam phô mai mỗi ngày, họ có thể khuyên bạn nên giảm con số đó xuống còn 113 hoặc 141 gam và hạn chế các sản phẩm sữa khác.

Tăng cường các loại thực phẩm có thể chống táo bón. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm hơn có thể giúp giảm thiểu vấn đề. Một số gợi ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây (đặc biệt là táo còn vỏ), ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và đậu.

Loại trừ các yếu tố có thể có khác. Xem xét các loại thuốc và kiểm tra các vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích giúp phát hiện hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể gây táo bón khác. Từ đó giúp tìm ra một chế độ ăn uống phù hợp với trẻ và sửa đổi bất kỳ hành vi hoặc chướng ngại vật nào có thể gây ra các vấn đề táo bón ở trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: health.clevelandclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan