Cách phân loại suy dinh dưỡng

Hiện nay, chỉ số nhân trắc dinh dưỡng theo z cores được sử dụng rộng rãi để phân loại suy dinh dưỡng cũng như đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của một cá nhân hoặc cộng đồng. Vậy phân loại suy dinh dưỡng có những loại nào?

1. Cách phân loại suy dinh dưỡng

Để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng không, cách dễ áp dụng nhất chính là dựa vào biểu đồ cân nặng theo tuổi. Nếu đường cân nặng của trẻ không tăng trong khoảng thời gian 3 tháng, hay còn gọi là đứng cân, thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nếu đường cân nặng của trẻ nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ cân nặng, thì có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng.

Để đánh giá chính xác các thể suy dinh dưỡngphân loại suy dinh dưỡng của trẻ, chỉ số đo nhân trắc dinh dưỡng dựa vào z cores được sử dụng bởi tính khách quan và độ nhạy cao. Ngoài ra, công cụ này cũng được sử dụng để giám sát, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của không chỉ một cá nhân mà còn cả một quần thể dân cư, cộng đồng.

2. Phân loại suy dinh dưỡng

Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số nhân trắc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ theo các chỉ số, bao gồm cân nặng, chiều cao, BMI theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ gồm những loại sau:

  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có chỉ số cân nặng dưới –2SD theo tuổi, nghĩa là trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không đánh giá được khoảng thời gian trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, đây là chỉ số cơ bản và đầu tiên được sử dụng nhằm phát hiện sớm trẻ có bị thiếu dinh dưỡng không, sau đó, dựa vào những chỉ số khác như chiều cao, BMI, cân nặng theo chiều cao để để đánh giá, kết luận tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng cấp tính: Theo tuổi, trẻ có chỉ số chiều cao bình thường, tuy nhiên, chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ lại dưới -2SD. Điều này có nghĩa là trẻ mới bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao bình thường, thì có nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng nặng từ lâu. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tầm vóc của trẻ, tuy nhiên hiện nay trẻ đã phục hồi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có tình trạng dinh dưỡng như vậy cần được theo dõi để tránh nguy cơ béo phì vì trẻ có chiều cao thấp.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng dưới -2SD, nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lâu nhưng tình trạng này vẫn tiến triển đến thời điểm hiện tại.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu sau khi chào đời, trẻ có chỉ số cân nặng là dưới 2,5 kg, chiều dài dưới 48cm và chu vi vòng đầu nhỏ hơn 5cm, nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.
Suy dinh dưỡng bào thai là một trong các loại suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng bào thai là một trong các loại suy dinh dưỡng ở trẻ

3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo z cores

Dưới đây là đánh giá tình trạng các thể suy dinh dưỡng của trẻ dưới 19 tuổi dựa trên chỉ số nhân trắc z core cụ thể:

3.1 Chỉ số cân nặng theo tuổi dựa vào z cores

  • Cân nặng <-3SD: Trẻ dưới 9 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể nhẹ cân, mức độ suy dinh dưỡng nặng.
  • Cân nặng <-2SD: Trẻ dưới 9 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể nhẹ cân, mức độ suy dinh dưỡng vừa.
  • -2SD<Cân nặng <2SD: Trẻ có dinh dưỡng bình thường
  • Cân nặng >2SD: Trẻ thừa cân
  • Cân nặng >3SD: Trẻ béo phì

3.2 Chỉ số chiều cao theo tuổi dựa vào z cores

  • Chiều cao <-3SD: Trẻ dưới 19 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể thấp còi, mức độ suy dinh dưỡng nặng.
  • Chiều cao <-2SD: Trẻ dưới 19 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể thấp còi, mức độ suy dinh dưỡng vừa.
  • -2SD <Chiều cao <2SD: Trẻ có dinh dưỡng bình thường

3.3 Chỉ số BMI theo tuổi dựa vào z cores

  • BMI <-3SD: Trẻ dưới 5 tuổi hoặc 10 - 19 tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm, trẻ 5 - 9 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng.
  • BMI <-2SD: Trẻ dưới 5 tuổi hoặc 10 - 19 tuổi suy dinh dưỡng thể gầy còm, trẻ 5 - 9 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa.
  • -2SD <BMI< 2SD: Trẻ có dinh dưỡng bình thường.
  • BMI >2SD: Trẻ thừa cân
  • BMI >3SD: Trẻ béo phì

3.4 Chỉ số cân nặng theo chiều cao dựa vào z cores

  • Cân nặng/chiều cao <-3SD: Trẻ dưới 19 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể gầy còm, mức độ suy dinh dưỡng nặng.
  • Cân nặng/chiều cao <-2SD: Trẻ dưới 19 tuổi bị suy dinh dưỡng, phân loại thể gầy còm, mức độ suy dinh dưỡng vừa.
  • -2SD <Cân nặng/chiều cao <2SD: Trẻ có dinh dưỡng bình thường.
  • Cân nặng/chiều cao >2SD: Trẻ thừa cân
  • Cân nặng/chiều cao >3SD: Trẻ béo phì
Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores
Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores

Phân loại suy dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc z cores sử dụng các chỉ số cân nặng, chiều cao, BMI theo tuổi và chỉ số cân nặng theo chiều cao để đánh giá chính xác nhất tình trạng suy dinh dưỡng.

Cha mẹ có thể dựa vào những tiêu chí trên để đánh giá tình trạng sức khỏe của con nhằm có hướng chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan