6 loại thực phẩm có tính axit cần tránh sử dụng

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Có thể bạn đã từng nghe nói về chế độ ăn kiêng kiềm sẽ thúc đẩy môi trường không có tính axit trong cơ thể. Mặc dù điều này chưa được khoa học chứng minh nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người lựa chọn kiêng những thực phẩm có tính axit để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thông thường, mức pH trong cơ thể người được duy trì thông qua cơ chế thở và đi tiểu. Tuy nhiên, mỗi bộ phận cơ thể khác nhau sẽ có những thay đổi nồng độ pH khác nhau. Nếu như dạ dày cần có độ pH từ 1.35–3.5 để phân hủy thức ăn thì trong máu độ pH lại được kiểm soát chặt chẽ.

Những thực phẩm chứa nhiều axit trong chế độ ăn hàng ngày có thể kể đến như: Thịt, pho mát, nước ngọt và ngũ cốc đã qua chế biến. Đối với trái cây và rau quả...là những thực phẩm có chứa lượng axit thấp và có xu hướng kiềm hoặc có tính bazơ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm ít axit sẽ giúp tăng cường sức khỏe của thận và tim mạch. Mặt khác, nếu sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit cao thì sẽ tạo nên nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, lượng axit cao trong chế độ ăn uống cũng có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu, tỷ lệ béo phì và mức độ protein phản ứng C marker gây viêm (CRP). Chính vì vậy, các bác sĩ vẫn luôn khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit cao và có thể thay thế bằng rau củ hoặc trái cây.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm có tính axit cao mà mọi người nên hạn chế sử dụng:

1. Nước ngọt có tính axit

Nước giải khát chứa nhiều axit photphoric, đây là nguồn cung cấp axit trong chế độ ăn của người phương Tây. Sử dụng nhiều nước ngọt sẽ tạo ra phốt pho dư thừa, đặc biệt là ở dạng axit photphoric thì khiến khả năng hấp thụ cao và liên quan đến các tác động xấu cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống nước mỗi ngày sẽ tạo ra nhiều vấn đề về thận, giảm mật độ khoáng trong xương và tăng nguy cơ tiền tiểu đường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân thì hãy hạn chế sử dụng nước ngọt tối đa nhất có thể.

2. Thịt đỏ và các protein động vật

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến là những thực phẩm có tính axit phổ biến nhất trong chế độ ăn uống của phương Tây. Thịt đỏ chứa nhiều protein và phốt pho, do đó làm tăng lượng axit trong chế độ ăn.

Ngoài ra, các protein động vật khác như thịt gà và trứng cũng góp phần làm tăng lượng axit trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm có tính axit
Trứng là thực phẩm góp phần tăng tính axit trong chế độ ăn

3. Ngũ cốc chế biến là thực phẩm có tính axit

Chế độ ăn uống của phương Tây thường có nhiều sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh nướng, thức ăn nhanh và bánh mì trắng...đây đều là những thực phẩm có hàm lượng axit cao.

Để bảo vệ sức khỏe thì mọi người có thể thay thế ngũ cốc tinh chế bằng trái cây, rau và các loại thực phẩm có tính kiềm khác có thể giúp giảm tải axit trong chế độ ăn uống.

4. Phô mai và các sản phẩm từ sữa

Phô mai, sữa và kem có nhiều phốt pho, góp phần làm tăng lượng axit trong chế độ ăn uống. Mặc dù hiện nay các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua không đường đều bổ dưỡng, nhưng chế độ ăn nhiều các sản phẩm này và ít thực phẩm thực vật cũng có thể góp phần làm tăng lượng axit trong khẩu phần ăn, gây ra một số vấn đề tiêu cực cho sức khỏe.

5. Trái cây họ cam quýt

Hiện nay, một số thực phẩm có tính axit nhưng không tạo thành axit trong cơ thể như trái cây họ cam quýt. Mọi người có thể sử dụng những thực phẩm có tính axit này mà không cần phải lo lắng nhiều cho vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì cần hạn chế sử dụng để không làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng ợ nóng hoặc nôn trớ. Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Trường Cao đẳng Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG) khuyến cáo những người bị GERD nên tránh hoặc giảm ăn trái cây họ cam quýt.

Thực phẩm có tính axit
Trái cây họ cam quýt là loại trái cây giàu tính axit

6. Các sản phẩm làm từ cà chua

Các sản phẩm làm từ cà chua như sốt cà chua và salsa là một số thủ phạm phổ biến nhất gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Trường Cao đẳng Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG) cũng khuyến cáo những người bị GERD nên tránh hoặc giảm ăn các sản phẩm cà chua. Nếu muốn ăn thì có thể lựa chọn những trái cà chua tươi sống thay vì sản phẩm đóng hộp.

Trong trường hợp sức khỏe bình thường thì cà chua lại là thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nguồn lycopene tuyệt vời cho cơ thể. Vì vậy, bạn không nên tránh các sản phẩm cà chua trừ khi chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược.

Tóm lại, những thực phẩm có tính axit cao có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi muốn sử dụng thực phẩm để có thể vừa bảo vệ sức khỏe, vừa hạn chế những rủi ro mà thực phẩm có thể mang lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Guidelines for drinking-water quality, fourth edition. (2011).who.int/water_sanitation_health/publications/dwq-guidelines-4/en/
  • Mohsin M, et al. (2013). Assessment of drinking water quality and its impact on residents health in Bahawalpur city.ijhssnet.com/journals/Vol_3_No_15_August_2013/14.pdf
  • Zeratsky K. (2018). Nutrition and healthy eating: Is alkaline water better for you than plain water?mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/alkaline-water/faq-20058029
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan