10 công thức nấu cháo giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ em

Ăn dặm là thời kỳ bắt đầu đánh dấu sự phát triển cho mỗi bé nhưng lại mang đến không ít áp lực cho bậc cha mẹ. Xây dựng thực đơn nấu cháo dinh dưỡng cho bé quả thực khiến các bố mẹ tốn không ít thời gian.

Sau đây là 10 công thức nấu cháo con cho bé mà cha mẹ có thể tham khảo:

1. Cháo từ bột gạo

Cháo nấu bằng bột gạo sẽ mau chín và có độ sánh mịn, không cợn. Đây cũng là một công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi phù hợp.

Để thực hiện, bạn có thể dùng bột gạo hoặc xay gạo thành bột để nấu. Ngoài ra, cũng có thể thay thế bằng ngũ cốc hay yến mạch cho công thức này. Chỉ cần đem bột hoà với nước từ từ cho bột tan hết sau đó bắc đun trên bếp lửa vừa phải đến khi hỗn hợp sôi lên dần sệt lại là có thể sử dụng.

2. Cháo đỗ đen

Gạo hay các loại đỗ thường chứa nguồn protein thiết cho các bé. Do vậy, chúng ta nên cho bé ăn kết hợp 2 loại này để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Gạo / bột gạo: 2 / 1,5 cốc;
  • Đậu đỗ: 1 cốc;
  • Gia vị tùy ý cho hợp khẩu vị từng bé.

Cách làm: Nếu là gạo, bạn có thể ninh nhừ với đỗ hoặc là sử dụng bột gạo với đỗ đã ninh nhừ để rút ngắn thời gian nấu và tạo độ sánh cho cháo. Theo các nghiên cứu thì bột gạo sẽ tăng khả năng hấp thu protein và nguyên tố vi lượng hơn là gạo nguyên hạt với cùng trọng lượng. Nếu có thể xay mịn cả đỗ với gạo thành bột nấu cháo dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi sẽ dễ cho bé ăn và hấp thụ.

3. Cháo lúa mạch với táo

Táo và lúa mạch là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho sự phát triển của bé. Đồng thời, bổ sung chất xơ sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa thức ăn, tránh táo bón và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột hay giãn ruột ở trẻ nhỏ.

  • Thành phần nguyên liệu: Bột ngũ cốc 2 cốc, 1 quả táo vừa, sữa mẹ và chút nước.
  • Cách làm: Táo trước khi sử dụng loại bỏ vỏ và hạt chỉ lấy phần thịt. Sau đó thái lát và nấu để tạo sốt sánh ngọt tự như. Đây cũng là một loại nước dashi thay thế cho gia vị hay nước hầm xương được các mẹ lựa chọn. Nấu cháo ngon cho bé cần chú trọng hương vị nhưng các bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng các chất phụ gia nên hương vị tự nhiên sẽ thân thiện với vị giác và cơ thể bé hơn. Lúa mạch được nấu riêng cùng nước khoảng 10 phút và được nguấy đều để không cháy dính đáy nồi. Sau đó cho sốt táo xay nhuyễn trộn vào và kết hợp ít sữa mẹ để món ăn thơm ngon béo ngậy hơn.
Cháo lúa mạch và táo
Táo và lúa mạch là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho sự phát triển của bé

4. Cháo hạt kê

Công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ hạt kê cần có thêm đường thốt nốt để tăng vị ngọt béo cho món ăn. Hạt kê sẽ được xay nhuyễn như bột gạo để nấu cháo còn đường thốt nốt nên chọn dạng bột để dễ hòa tan vào cháo. Do đường sẽ chuyển hóa ở nhiệt độ cao nên bạn có thể cho đường sau khi cháo đã nấu xong còn ấp cho dễ hòa tan.

5. Cháo từ bột kê

Hạt kê chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt là trẻ nhỏ, sử dụng bột kê nấu cháo sẽ giúp các bé hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn. Như công thức ở trên cháo hạt kê xay cùng một chút đường thốt nốt ở công thức này bạn cũng thực hiện tương tự. Tuy nhiên khi hoàn thành mẹ có thể thêm ít dầu oliu, bơ hay sữa mẹ để bé ăn ngon và tăng thêm acid béo không bão hòa giúp phát triển trí não.

6. Cháo khoai lang

Khoang lang là một loại lương thực giúp tạo cảm giác no và chứa hàm lượng tinh bột cao. Đồng thời, công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé với khoai lang sẽ bổ sung vitamin A giúp bé tăng sức đề kháng và mắt sáng khỏe. Để thực hiện món ăn, bạn cần chuẩn bị một củ khoai lang, bột đường thốt nốt, bột gạo, nước, bơ ghee (loại bơ dành cho người bị dị ứng sữa).

Khoai lang sẽ được hấp chín nghiền mịn. Sau đó trộn cùng đường thốt nốt đã nấu thành nước và thêm chút hương vị từ thảo quả. Sau khi hỗn hợp được hòa quyện với bột gạo đun sôi, tiến hành cho bơ ghee vào để bơ từ từ tan chảy trên bề mặt. Khi bé ăn thì trộn đều lên cháo sẽ có mùi thơm ngậy khiến bé ngon miệng.

7. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch
Yến mạch là nguồn dồi dào chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Do vậy, các bé nhỏ được khuyên dùng để tránh nguy cơ bị mắc phải chứng táo bón

Yến mạch là nguồn dồi dào chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Do vậy, các bé nhỏ được khuyên dùng để tránh nguy cơ bị mắc phải chứng táo bón. Tuy nhiên, công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé bằng yến mạch không phù hợp với những bạn dưới 1 tuổi. Bột yến mạch cần được ngâm trong nước để nở ra rồi nấu sôi dưới lửa vừa kết hợp nguấy đều tay tránh bị cháy. Sau khi cháo được nấu xong bạn có thể thêm gia vị như bột thì là, bơ, dầu... để bé cảm nhận được nhiều mùi vị hấp dẫn hơn. Sữa mẹ cũng có thể sử dụng để trộn vào cháo yến mạch rất bổ dưỡng và tốt cho sự phát triển của con.

8. Cháo ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm thực vật và nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, folic.. bé cần. Tuy nhiên, nấu cháo dinh dưỡng bằng ngũ cốc chỉ nên áp dụng cho bé từ 9 tháng tuổi. Đây cũng là một thực phẩm ngăn ngừa giảm nguy cơ thiếu máu cho bé trong giai đoạn sớm tránh được ảnh hưởng đến tư duy và trí tuệ của bé sau này.

Bột ngũ cốc cho bé nên làm từ đậu lăng, đậu xanh, gạo lứt, đậu ngựa, hạnh nhân... Đây là những nhóm hạt có chứa nguồn dinh dưỡng cao và an toàn cho bé. Các nguyên liệu này sau khi được xay mịn sẽ hòa tan vào nước tránh vón cục rồi đun sôi. Đun ở lửa vừa khuấy đều đến khi chín kỹ là bắc xuống. Sau đó mẹ có thể cho thêm sữa , bơ hay dầu oliu để bé ăn ngon miệng.

9. Cháo đỗ xanh

Đỗ xanh mát và thanh lọc cơ thể rất tốt khi bé bị nóng trong người hay hạ nhiệt sau cơn sốt. Đây còn là một thực phẩm bổ sung protein lành mạnh cho bé khi mới bắt đầu hành trình tập ăn. Để thực hiện món này, bạn cần có đậu xanh, đường thốt nốt, bột gạo, dừa nạo và một số bột gia vị cho bé.

Đậu xanh cần ngâm nở rồi ninh nhừ sau đó xay nhuyễn. Hỗn hợp này sẽ được trộn thêm đường thốt nốt để tạo độ ngọt vừa phải. Sau đó nấu bột gạo sôi lên chín kỹ và trộn vào nhau. Trước khi bé ăn bạn có thể cho thêm bột gia vị dành riêng cho bé hoặc các loại dầu thực vật tốt cho sức đề kháng của con.

Cháo đậu xanh
Đỗ xanh mát và thanh lọc cơ thể rất tốt khi bé bị nóng trong người hay hạ nhiệt sau cơn sốt

10. Cháo ăn liền

Bé thường ăn dặm khi bước sang tháng thứ 6 và lúc này mẹ cũng bắt đầu quay lại công việc. Với những mẹ có công việc bận rộn không thể dành nhiều thời gian nấu cháo dinh dưỡng cho bé hay chuẩn bị nước sốt dashi..... thì cháo ăn liền là một lựa chọn tối ưu.

Các loại cháo ăn liền sẽ đơn giản mọi công đoạn vì các gia vị và thành phần được đóng gói trong cùng một sản phẩm. Đồng thời với nghiên cứu từ chuyên gia thành phần dưỡng chất cùng mùi vị của cháo sẽ đáp ứng được phần lớn các bé dù là những bé kén ăn.

Trẻ cần bổ sung đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan