Virus Corona có “sống” được trong nước biển?

Không. Mặc dù hiện chưa có nghiên cứu về khả năng sống của nCoV trong nước biển, 2019-nCoV là 1 loại virus lây nhiễm cho người và chúng khó mà “sống” được trong nước biển vì những lý do sau:

- Virus thật ra không phải 1 loại sinh vật sống, chúng cần xâm nhiễm vào tế bào chủ để có thể duy trì sự tồn tại. WHO đã xác nhận nCoV không sống được quá vài giờ trên bề mặt và không lây nhiễm qua đường không khí (1), do những nơi này không có tế bào chủ nên sau vài giờ nCoV sẽ bị mất khả năng xâm nhiễm do các yếu tố môi trường như. Nước biển cũng vậy, không phải là nơi có tế bào chủ để nCoV có thể sống được quá vài giờ. Cho dù virus có thể sống vài trờ trong nước biển thì chúng sẽ bị pha loãng ngay lập tức trong biển cả mênh mông đến độ để khó có thể lây nhiễm cho người.

- Virus là một thực thể nhỏ bé rất nhạy với các điều kiện nhiệt độ, pH, ánh sáng, nồng độ ion, chính vì vậy chúng không tồn tại độc lập ngoài tự nhiên được mà cần sống trong tế bào chủ. Nồng độ muối và các ion khác cao trong nước biển sẽ làm biến đổi các protein trên vỏ virus, làm chúng mất khả năng xâm nhiễm (2). Nghiên cứu cũng cho thấy virus trong nước biển dễ bị đóng vón dẫn tới mất khả năng lây nhiễm (3). Ngoài ra các loại vi sinh vật trong nước biển cũng có khả năng tiết ra chất kháng virus (4). Thực vậy, nghiên cứu cho thấy nước biển từ các nơi khác nhau đều có khả năng bất hoạt virus của người (4).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Y học tái tạo Vinmec (VIASRM) dịch và tổng hợp từ các nguồn: CDC, WHO, ECDC.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan