Vắc xin COVID-19 và viêm cơ tim

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi những nỗ lực cải thiện tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của thế giới đang tiến triển thì một trong những tác dụng phụ thu hút sự chú ý và gây lo lắng là viêm cơ tim. Vậy mối liên hệ giữa vaccine COVID 19 và tình trạng viêm cơ tim như thế nào?

1. Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm, gây ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim, dẫn đến tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim. Tình trạng này cũng có thể gây giảm chức năng bơm máu và vận chuyển oxy của tim.

Nguyên nhân của viêm cơ tim thường do nhiễm vi-rút, vi khuẩn hoặc bệnh lý tự miễn, hiếm gặp hơn là phản ứng với thuốc. Bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai kể cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, thường gặp ở những người dưới 30 tuổi có sức khỏe bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim ở nam giới gấp đôi so với nữ giới.

Viêm cơ tim có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể bao gồm: Đau ngực, khó thở, hồi hộp...Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ra các triệu chứng:

  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
  • Khó thở, khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất
  • Sưng phù 2 chân
  • Mệt lả nhiều, ngất

Các triệu chứng khác có thể là một phần của nhiễm vi-rút gây viêm cơ tim như đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt, đau họng hoặc tiêu chảy.

Vắc xin COVID-19
Viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm, gây ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim

2. Thuốc chủng ngừa COVID-19 có thể gây viêm tim không?

Câu trả lời là có, nhưng các chuyên gia không chắc chắn nguyên nhân là gì. Nghiên cứu cho thấy khoảng 1.000 người bị viêm cơ tim liên quan đến vắc xin trong 180 triệu người được tiêm vắc xin ngừa Covid 19. Có sự gia tăng nhỏ nguy cơ viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim đã được quan sát thấy ở những người đã tiêm vắc xin ngừa Covid 19 mRNA (bao gồm Comirnaty (Pfizer) và Spikevax(Moderna), so với những người chưa được tiêm chủng. Tỷ lệ gặp khoảng 2.7 trường hợp trong 100 ngàn người tiêm Vắc xin mRNA. Khi nhiễm COVID-19 nguy cơ gây viêm cơ tim và các tai biến tim mạch khác so với tiêm chủng. Tỷ lệ gặp 11 trường hợp trong 100 ngàn người nhiễm

Lợi ích của việc tiêm phòng trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt trội hơn rất nhiều so với nguy cơ hiếm gặp viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC) tiếp tục khuyến nghị sử dụng vắc xin Comirnaty và Spikevax cho người từ 12 tuổi trở lên.

Viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin mRNA COVID-19 thường gặp ở nam giới, dưới 30 tuổi và phổ biến nhất là trong tuần đầu sau khi tiêm vắc xin mũi thứ hai. Các triệu chứng của viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim thường xuất hiện trong vòng 1-5 ngày sau tiêm vắc xin mRNA

Hầu hết viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim liên quan đến tiêm chủng vắc xin mRNA đều nhẹ và hồi phục nhanh chóng. Các nghiên cứu theo dõi lâu dài hơn vẫn đang được tiếp tục. Vaxzevria (AstraZeneca) không liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm cơ tim

Các tình trạng bệnh tim từ trước không được coi là chống chỉ định tiêm chủng. Những người có tiền sử mắc bất kỳ tình trạng nào sau đây có thể nhận vắc xin mRNA (ví dụ: Comirnaty hoặc Spikevax) nhưng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ tim mạch về thời điểm tiêm chủng tốt nhất và liệu có bất kỳ biện pháp phòng ngừa bổ sung nào không:

  • Viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim gần đây (tức là trong vòng 3 tháng qua)
  • Sốt thấp khớp cấp tính hoặc bệnh tim thấp khớp cấp tính (bằng chứng về hoạt động viêm)
  • Suy tim cấp mất bù

Những người đã được chẩn đoán viêm cơ tim do liều Comirnaty hoặc Spikevax đầu nên hoãn các liều vắc xin mRNA COVID-19 tiếp theo. Nếu trẻ> 18 tuổi có thể xem xét Vaxzevria trên cơ sở từng trường hợp, sau khi đã phục hồi từ triệu chứng.

3. Có an toàn khi tiêm chủng ngừa COVID-19 không?

CDC khuyến cáo những người từ 12 tuổi trở lên nên tiêm bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào hiện có. Lợi ích của vắc xin chống lại vi rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 vượt xa nguy cơ viêm cơ tim.

Thuốc chủng ngừa có thể bảo vệ bạn khỏi các biến chứng nghiêm trọng, biến chứng lâu dài, nhập viện và thậm chí tử vong. Tiêm phòng là lựa chọn tốt nhất hiện có để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi vi rút và các biến thể của vi rút.

4. Nhiễm COVID-19 có thể gây viêm cơ tim không?

Các nghiên cứu cho thấy nhiễm Covid 19 có thể gây viêm cơ tim. Một nghiên cứu đã kiểm tra hơn 19.378 vận động viên đại học về nhiễm COVID-19. Khoảng 3.000 xét nghiệm dương tính với COVID. Khoảng 2.800 người đã được kiểm tra tim và chỉ có 21 người có vấn đề về tim và hầu hết phục hồi hoàn toàn. Các chuyên gia cho biết có khả năng nhỏ bị viêm cơ tim hoặc các vấn đề về tim khác do nhiễm COVID-19.

Vắc xin COVID-19
CDC khuyến cáo những người từ 12 tuổi trở lên nên tiêm bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào hiện có

5. Viêm cơ tim được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán sớm để được điều trị thích hợp, tăng khả năng phục hồi hoàn toàn và ngăn ngừa các di chứng lâu dài. Bác sĩ thăm khám và hỏi bệnh sử và tùy vào triệu chứng sẽ đề nghị làm các xét nghiệm, có thể bao gồm:

6. Các lựa chọn điều trị cho bệnh viêm cơ tim là gì?

Thông thường, bệnh viêm cơ tim sẽ tự cải thiện và hồi phục hoàn toàn. Một số ít trường hợp có biến chứng choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim cần điều trị thuốc hỗ trợ, hỗ trợ tim phổi nhân tạo...Nếu đã bị viêm cơ tim nên tránh các hoạt động thể chất cường độ cao như thể thao trong ít nhất 3-6 tháng. Cần tư vấn bác sĩ trước khi quay trở lại thói quen tập luyện cường độ nặng

7. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Sau khi chủng ngừa COVID-19, hãy đề phòng các tác dụng phụ đặc biệt trong một tuần đầu sau mỗi liều. Hãy cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt nếu bạn bị đau tức ngực, tim đập thình thịch hoặc tim đập nhanh liên tục, hoặc khó thở, ngất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan