Làm việc từ xa trong mùa Covid-19: Góc nhìn từ phía y học

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi sâu sắc đời sống lao động. Để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa các cá nhân và ngăn ngừa sự lây nhiễm mới, nhiều công ty đã triển khai “làm việc di động” hoặc “làm việc tại nhà” hoặc “làm việc từ xa”. Đây là một hình thức thực hiện công việc mà không có giới hạn nơi làm việc cụ thể, với khả năng sử dụng các công cụ, thiết bị công nghệ.

Năm 2017, Ý là quốc gia có tỷ lệ lao động từ xa thấp nhất trên toàn châu Âu chỉ chiếm khoảng 8% tổng số việc làm. Trong đại dịch COVID-19, số lượng lao động làm việc từ xa đã tăng từ 8% lên đến 69% ở Ý, trong khi người ta ước tính rằng khoảng 81% lực lượng lao động trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về nơi làm việc.

>>>Phần II: Những tỉnh thành có bệnh nhân SARS-CoV-2 chủng mới nhất năm 2021 - Cập nhật liên tục

1. Từ thay đổi nơi làm việc trong mùa Covid-19

Đối với hầu hết các nhân viên, làm việc từ xa có lẽ là trải nghiệm đầu tiên trong cuộc đời. Về ưu điểm: làm việc từ xa giúp giảm thời gian đi làm, có thể tăng năng suất, tăng động lực cho nhân viên, cân bằng công việc - cuộc sống tốt hơn và kiểm soát tốt hơn lịch trình thời gian. Trong khi đó, nhược điểm cũng không ít, đó là khó khăn trong việc giám sát hiệu suất, chi phí làm việc tại nhà, các vấn đề liên lạc, không rõ ràng tách biệt giữa nhiệm vụ gia đình và cơ quan. Điều đặc biệt quan trọng là nhà ở không phù hợp về không gian làm việc đối với tất cả các công việc. Đây chính là nguyên nhân khiến gia tăng khả năng bị đau cổđau thắt lưng khi ngồi làm việc.

Làm việc tại nhà cũng có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và cô lập, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, hạnh phúc cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các động của làm việc tại nhà trên các khía cạnh khác nhau (ví dụ, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và an toàn, và năng suất) cũng đã và đang được nghiên cứu.

Đứng về phía các công ty: Những lợi ích tâm lý của làm việc tại nhà, ví dụ: mức độ gắn bó với công việc cao hơn, luồng liên quan đến công việc khiến sự kết nối giữa các nhân viên nhiều hơn có thể thu hút nhiều công ty xem xét việc triển khai rộng rãi. Song song đó, các tác động tiêu cực cũng luôn tồn tại. Chẳng hạn như ranh giới giữa công việc và gia đình bị mờ đi, mệt mỏi và nhu cầu về tinh thần cần phải được quan tâm và giải quyết khi chế độ làm việc tại nhà được thực hiện.

Đứng về phía người người lao động: cơ hội làm việc văn phòng tại nhà khiến cuộc sống hàng ngày trở nên dễ dàng hơn. Trong số những tác động tích cực được mong đợi nhất là hiệu quả cao hơn trong công việc, khả năng tập trung tốt hơn, giảm căng thẳng tâm lý và cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn. Làm việc tại nhà cho phép cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn. Đặc biệt, điều này rất quan trọng đối với những người lao động cần chăm sóc các thành viên trong gia đình hoặc trẻ em bị ốm, nhưng điều này dẫn đến ít thời gian cho các hoạt động giải trí cá nhân.

Mặt khác, có những tác động tiêu cực liên quan đến làm việc từ xa. Ví dụ, người ta thấy rằng những người làm việc tại nhà trải qua sự trùng lặp giữa công việc và cuộc sống tại gia đình. Hơn nữa, họ thường xuyên bị gia tăng sự bực tức và cảm xúc tiêu cực. Điều này được cho là do sự cô lập với xã hội và không thể chia sẻ những rắc rối trong công việc cũng như tìm ra giải pháp khả thi với đồng nghiệp.

làm việc tại nhà mùa covid
Làm việc tại nhà mùa covid có những tiêu cực nhất định

2. Thay đổi năng suất làm việc

Trong dân số của chúng tôi, làm việc tại nhà dẫn đến giảm năng suất công việc. Việc giảm năng suất làm việc có thể được giải thích là do sự xao lãng trong môi trường gia đình, giảm khả năng tương tác với đồng nghiệp. Điều này có thể thay đổi sau khi người lao động thích nghi dần với làm việc tại nhà. Khi đó, năng suất làm việc sẽ tăng dần lên. Điều này có thể được lý giải làm việc tại nhà có giảm căng thẳng hơn và tiết kiệm được thời gian di chuyển đi làm.

3. Mức độ hài lòng với công việc

Mức độ hài lòng trong công việc giữa làm việc từ xa và ngay tại văn phòng cũng không có sự thay đổi đáng kể. Điều này có thể là do loại và số lượng công việc không thay đổi trong thời gian làm việc tại nhà. Các dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan nghịch giữa sự hài lòng trong công việc và số lượng công việc gia tăng tại nhà.

4. Sức khỏe tinh thần

Giãn cách xã hội, giảm cơ hội giao tiếp trực tiếp cùng với việc giảm hoạt động thể chất rõ rệt có thể tác động tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động. Do đó, làm việc từ xa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.

Về căng thẳng nghề nghiệp, không có thay đổi đáng kể ở những người làm việc từ xa: khoảng 1/3 số người lao động cho rằng mức độ căng thẳng giảm, 1/3 các trường hợp cho biết mức độ không thay đổi và 1/3 đối tượng bị tăng căng thẳng. Ngược lại, trong nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện, khoảng 41% nhân viên làm việc tại nhà cho biết rằng họ cảm thấy căng thẳng trong khi con số này chỉ có 25% ở người làm việc tại văn phòng. Việc giảm căng thẳng có thể là do thời gian đi lại đến văn phòng được tiết kiệm, thời gian linh hoạt hơn và cuộc sống gia đình tốt hơn.

căng thẳng làm việc
Làm việc tại nhà mùa covid có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mọi người

5. Sức khỏe thể chất

Làm việc từ xa khiến chúng ta ít vận động tạo ra lối sống tĩnh tại. Tư thế làm việc cũng thường không tốt do sử dụng thiết bị ở nhà không phù hợp như ở văn phòng. Điều này thúc đẩy sự khởi phát của các vấn đề cơ xương khớp, đặc biệt là đau thắt lưng và đau cổ. Phát hiện này không có gì đáng ngạc nhiên, vì đau cột sống là một trong những vấn đề sức khỏe thường xuyên nhất ở người trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mắc bệnh đau thắt lưng lần lượt dao động từ 1,4% đến 20% và từ 0,024% đến 7% ở công nhân. Tỷ lệ phổ biến trung bình của đau cổ trong dân số nói chung là 3,6%. Tỷ lệ mắc này cao hơn ở nhân viên văn phòng và người làm việc máy tính thường xuyên. Tỷ lệ ước tính suốt đời của một người bị đau thắt lưng là 9% và đối với đau cổ 5%.

Về ảnh hưởng đến thể chất, 41,2% số người làm việc tại nhà bị đau thắt lưng và 23,5% trong số họ bị đau cổ. Đau cổ trở nên tồi tệ hơn ở 50% người làm việc tại nhà, trong khi đau thắt lưng không trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cường độ đau thắt lưng hoặc đau cổ ở những người làm việc tại nhà dường như không đáng kể. Do khoảng thời gian giãn cách xã hội thường không quá dài và khối lượng công việc trong giai đoạn này cũng thường ít đi nên các vấn đề đau cơ xương khớp ở người làm việc từ xa thường liên quan nhiều đến các thiết bị tại nhà không phù hợp với công việc văn phòng. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy đau thắt lưng và đau cổ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian giãn cách xã hội và 21% cá nhân cho rằng tình trạng này trở nên tồi tệ hơn do làm việc tại nhà.

Tóm lại, sự bùng phát COVID-19 và sự giãn cách xã hội đã thay đổi hoàn toàn tổ chức công việc, nhất là các công việc văn phòng. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến người lao động về nhiều mặt: từ hiệu suất công việc, sức khỏe tâm thần và các vấn đề cơ xương khớp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

327 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan