Đã mắc COVID-19, có cần tiêm vắc xin COVID-19 nữa không?

Hiện nay chưa có khuyến cáo yêu cầu xét nghiệm kiểm tra kháng thể hay kháng nguyên của virus trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cũng không có nghiên cứu so sánh trực tiếp về hiệu quả của vắc xin giữa nhóm người khỏe mạnh tiêm vắc xin và nhóm người đang/đã mắc Covid-19 được tiêm vắc xin.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Kết quả một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng Covid-19 có đáp ứng miễn dịch chống lại virus (dựa trên nồng độ kháng thể tạo ra) mạnh hơn ba lần so với những bệnh nhân phục hồi sau mắc Covid-19.

Kết quả này có thể khuyến khích những người tin rằng họ đã được bảo vệ tốt vì đã từng bị mắc bệnh tiếp tục đi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo: Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa.

1. Đã từng mắc Covid-19 rồi, liệu có bị lại không?

Tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm COVID-19 (bị bệnh), đã khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ: Dựa trên kiến thức về các loại virus tương tự, chúng ta có thể dự đoán được một số trường hợp tái nhiễm. Tuy nhiên hiện chưa đủ dữ liệu nghiên cứu lâu dài để biết bệnh nhân Covid-19 được bảo vệ bao lâu để không nhiễm virus trở lại sau khi phục hồi. Về lý thuyết, ngay cả khi đã khỏi, bạn vẫn có khả năng (mặc dù rất hiếm) bị mắc Covid-19. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng giúp tăng cường khả năng bảo vệ ở những người đã khỏi Covid-19.

Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa
Bạn nên được tiêm chủng bất kể đã mắc Covid-19 hay chưa

2. Người đã mắc COVID-19 có phải là đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin không?

Theo hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021, “Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng qua” là 1 trong 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19.

Vì vậy, nếu đã từng nhiễm COVID-19 và đã khỏi, bạn hãy chờ đủ qua 6 tháng nhé.

Theo khuyến cáo, người dân cần tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, mũi tiêm sẽ tuân thủ theo phác đồ tiêm chủng của mỗi hãng, để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Hiện có 6 loại vắc xin COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam, gồm:

  • Vắc xin Astra Zeneca (Mỗi mũi tiêm cách nhau từ 4 – 12 tuần theo khuyến cáo của WHO, từ 8 – 12 tuần theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam)
  • Vắc xin Sputnik V (Mỗi mũi tiêm cách nhau 21 ngày)
  • Vắc xin Vero Cell (Sinopharm) (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)
  • Vắc xin Jassen (Tiêm 1 mũi duy nhất, nhưng hiện tại chưa có ở Việt Nam)
  • Vắc xin Moderna (Cách nhau 28 ngày)
  • Vắc xin Corminaty của Pfizer/BioNTech (Mỗi mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần)

Theo Bộ Y tế Việt Nam, trong trường hợp bất khả kháng, nếu tiêm mũi 2 muộn hơn phác đồ tiêm hiện tại của các hãng thì người dân không cần phải tiêm lại từ đầu.

Theo thống kê của Bộ Y tế đến chiều 14/8/2021, Việt Nam đã tiêm 14.434.017 liều vắc xin COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 13.078.340 liều, tiêm mũi 2 là 1.355.677 liều.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, dù là chưa tiêm hay đã tiêm vắc xin ngừa Covid 19 bạn cũng cần chủ động tuân thủ đúng quy tắc 5K để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

371.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan