[COVID-19 và liệu pháp điều trị] Phần 1: Tổng quan về các thử nghiệm lâm sàng

Bài viết bởi Tiến sĩ Hoàng Thanh Vân - Chuyên viên Y tế - Phòng sản xuất thử nghiệm - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec

Diễn biến của dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp và đang lan rộng trên thế giới. Tính đến ngày 28/02, trên toàn thế giới đã ghi nhận 83.368 ca nhiễm bệnh, trong đó có 2.858 trường hợp tử vong.

Phần 1: Tổng quan về các thử nghiệm lâm sàng

Ngoài phát triển vắc-xin chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona (2019 -nCoV), việc xây dựng một phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đang mắc bệnh đang được quan tâm hàng đầu. Tại Trung Quốc, hơn 80 thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký và con số ngày vẫn tiếp tục tăng lên hàng ngày. WHO đang nỗ lực hỗ trợ Trung Quốc để xây dựng các chương trình thử nghiệm lâm sàng theo đúng tiêu chuẩn. Đây là một yếu tố rất quan trọng, do chỉ có các thử nghiệm lâm sàng được xây dựng cẩn thận mới có ý nghĩa để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của một phương pháp mới.

Covid-19 tàn phá phổi
Cách virus Covid-19 tấn công phổi

Soumya Swaminathan, quản lý khoa học ở WHO, nhấn mạnh rằng một thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc có thể có sự tham gia của 600 bệnh nhân, nhưng nếu không được thiết kế với các tiêu chuẩn khắt khe, ví dụ đối với nhóm chứng, áp dụng quy tắc ngẫu nhiên và các tiêu chí đánh giá lâm sàng, thì những nỗ lực cho nghiên cứu đó là vô ích. Đó là lý do WHO muốn đồng hành cùng các nhà khoa học Trung Quốc ngay từ những bước đầu xây dựng. Mặt khác, các chương trình thử nghiệm lâm sàng của WHO cũng phải linh động đủ để các nhà nghiên cứu trên thế giới có thể tổng hợp và so sánh các kết quả thu được theo thời gian. Một ví dụ điển hình là thử nghiệm thuốc sử dụng trong điều trị HIV (lopinavir và ritonavir) và loại thuốc chống virus corona mới remade sivir.

Hai thuốc chống HIV hoạt động dựa trên việc ức chế enzyme virus sử dụng để nhân bản. Ở các thử nghiệm trên động vật, lopinavir và ritonavir ức chế thành công virus corona gây bệnh acute respiratory syndrome (SARS) and Middle East respiratory syndrome (MERS). Remdesivir được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Gilead ở thành phố Foster, California và một hoạt chất có cấu trúc tương tự như nucleotide.

Khi virut phân chia, hoạt chất này sẽ xâm nhập vào vật chất di truyền của virus và ngăn chặn chúng tiếp tục phát triển. Thuốc này đã được chứng minh hiệu quả trên mô hình động vật. Vào tháng 1 năm 2020, các nhà khoa học ở Mỹ đã đưa vào sử dụng trên bệnh nhân đầu tiên bị COVID-19 và đã chữa trị thành công.

Các thuốc giảm đau khớp gối thường dùng
Thuốc điều trị Covid-19 đang được nghiên cứu

Vào đầu tháng 2, Trung Quốc đã triển khai hai thử nghiệm lâm sàng có nhóm chung với remdesivir đối với 760 bệnh nhân. Thử nghiệm này dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 4. Giới khoa học hy vọng nó sẽ được cho phép sử dụng tại Trung Quốc từ tháng 5 nếu kết quả điều trị tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết được dịch và tổng hợp từ Nature 578, 347-348 (2020)

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan