Covid- 19: Những điều bệnh nhân ung thư cần biết

Bài viết được viết bởi ThS.BS Quách Thanh Dung - Phụ trách khoa Nội Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Coronavirus là một họ virus lớn phổ biến ở người và nhiều loài động vật khác nhau. SARS-CoV-2 là một loại coronavirus mới đã gây ra đại dịch bệnh đường hô hấp có tên là bệnh coronavirus 2019, được viết tắt là COVID-19 - Đây là một loại biến thể virus mới có khả năng lây nhiễm cao nên bất kỳ ai tiếp xúc với nó đều có nguy cơ bị nhiễm và phát triển COVID-19.

Bệnh nhân mắc ung thư có nguy cơ bệnh nặng hơn do COVID-19. Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19, bao gồm tuổi già và các bệnh lý phối hợp chẳng hạn như:

>>> Kiến thức cơ bản về COVID-19 mà phụ nữ mang thai nên biết

  • Bệnh hồng cầu hình liềm

>>> COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh hồng cầu hình liềm?

  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường type 2

Tại thời điểm này, chưa có kết luận chắc chắn rằng bệnh nhân có tiền sử ung thư thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 hay không? Những người có tiền sử điều trị ung thư có thể thảo luận mối quan tâm của họ về COVID-19 với bác sĩ của họ.

Đối tượng dễ mắc covid19

>>> Danh sách nhóm bệnh nhân dễ trở nặng nếu mắc COVID-19 theo khuyến cáo của CDC

Cho đến khi vắc-xin được phổ biến rộng rãi, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa COVID-19 là tránh tiếp xúc với virus gây ra bệnh này. Theo CDC, cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác càng nhiều càng tốt.

CDC cũng khuyến nghị các hành động sau đây để giúp những người có nguy cơ cao phát triển bệnh nghiêm trọng do COVID-19 sống khỏe mạnh:

  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; sau khi xì mũi, ho, hoặc hắt hơi; và trước và sau khi tiếp xúc với người khác.
  • Ở nhà càng nhiều càng tốt.
  • Đảm bảo rằng bạn có quyền sử dụng thuốc và vật tư trong vài tuần trong trường hợp bạn phải ở nhà trong thời gian dài.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, bao gồm tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn phím, mặt bàn, điện thoại, tay cầm, vòi nước, bồn rửa và bồn cầu.

Nếu bạn phải tương tác với những người khác:

  • Tránh xa người khác ít nhất 2m.
  • Tránh những nơi đông người.
  • Đeo khẩu trang; cẩn thận không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn khi tháo nó ra; và rửa tay càng sớm càng tốt sau khi chạm hoặc tháo mặt nạ.

Nếu bạn đang điều trị ung thư, bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Các bác sĩ điều trị bệnh nhân ung thư có thể khuyến cáo thay đổi thời gian và cách thức tiến hành điều trị và tái khám so với thông thường.

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể được trì hoãn một cách an toàn, trong khi những phương pháp khác thì không. Một số lần tái khám định kỳ có thể bị trì hoãn một cách an toàn hoặc được tiến hành thông qua khám trực tuyến. Với những trường hợp cần điều trị theo hẹn bệnh viện sẽ chuẩn bị cho bạn một nơi điều trị an toàn, tránh xa những nơi điều trị những người bị bệnh coronavirus.

Tiêm vắc-xin cúm trong năm nay quan trọng hơn bao giờ hết điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị ung thư, vì họ có thể có nguy cơ mắc các dạng cúm và COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 cần thực hiện nghiêm túc theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam

Khuyến cáo bộ Y tế phòng chống covid19
Khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam về phòng chống dịch Covid19

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cancer.gov, medinet.hochiminhcity.gov.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

52 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan