Chỉ định xét nghiệm chẩn đoán virus corona

Bài viết bởi Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec

Dịch viêm đường hô hấp cấp bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc bùng phát vào tháng 12/2019 với tốc độ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng rất mạnh. Việc chẩn đoán sớm và cách ly người bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở thời điểm hiện tại.


Nguyên nhân gây dịch viêm đường hô hấp cấp bắt nguồn từ Vũ Hán được xác định do virus Corona chủng mới (2019-nCoV) thuộc nhóm Betacoronavirus (cùng họ với MERS và SAR) có nguồn gốc gần với loài Dơi. Tốc độ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng rất mạnh, tính đến thời điểm ngày 07/02/2019 đã có 31.161 ca nhiễm dương tính, 697 ca tử vong và dịch bệnh đã xuất hiện ở các nước thuộc Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Úc.

1. Khi nào cần làm xét nghiệm chẩn đoán virus Corona?

Khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng kèm theo yếu tố dịch tễ cụ thể như sau:

  • Có hiện tượng sốt và có triệu chứng viêm đường hô hấp dưới (ho, khó thở...)
  • Có tiền sử đi du lịch hoặc sống ở vùng dịch trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV.
Sốt cao kéo dài
Ho và sốt là một trong các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi do virus corona 2019-nCoV

2. Xét nghiệm chẩn đoán 2019-nCoV được thực hiện thế nào?

Người bệnh nghi ngờ nhiễm virus Corona sẽ được nhân viên y tế thu thập mẫu bệnh phẩm là dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu, dịch họng, đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi...). Các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xử lý mẫu bệnh phẩm để tách chiết thu nhận RNA virus.

Trình tự hệ gen của chủng 2019-nCoV đã được công bố trên GenBank. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến dùng cho chẩn đoán 2019-nCoV bao gồm: giải trình tự gen và Realtime RT- PCR. Phương pháp giải trình tự gen sẽ cho thời gian trả kết quả lâu hơn và tốn kém chi phí hơn so với phương pháp Realtime RT–PCR. Do vậy, để đáp ứng nhanh trong công tác sàng lọc phân loại phát hiện sớm bệnh nhân nghi nhiễm virus, các phòng xét nghiệm sẽ sử dụng phương pháp Realtime RT –PCR.

Minh họa cho đoạn gen được sử dụng để thiết kế cặp mồi, đầu dò đặc hiệu phát hiện chủng virus 2019-nCoV
Minh họa cho đoạn gen được sử dụng để thiết kế cặp mồi, đầu dò đặc hiệu phát hiện chủng virus 2019-nCoV. (Nguồn: https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/protocol-v2-1.pdf?sfvrsn=a9ef618c_2)

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên việc thiết kế các cặp mồi, đầu dò đặc hiệu để bắt cặp vào các trình tự vùng gen bảo thủ của 2019-nCoV. Các nhà nghiên cứu sử dụng các vùng gen để thiết kế mồi đặc hiệu như vùng gen mã hóa protein vỏ (E: envelope protein), Nucleocapsid protein và vùng RpRd mã hóa cho RNA polymerase. Sau đó các cặp mồi đặc hiệu sẽ nhân lên các đoạn gen đặc thù của chủng virus 2019-nCoV, kết quả sẽ được đọc và phân tích trên hệ thống thiết bị Realtime PCR. Thời gian cho xét nghiệm này kéo dài từ 2h đến 6h tùy theo cách thiết kế cặp mồi đặc hiệu.

Hình 2: Hình ảnh kết quả chạy 2019-nCoV trên hệ thống Realtime PCR
Hình ảnh kết quả chạy 2019-nCoV trên hệ thống Realtime PCR. (Nguồn: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/lab/rt-pcr-detection-instructions.html)
Hình minh họa Coronavirus.
Hình minh họa Coronavirus.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: